Soạn bài Tiếng đàn mưa (trang 46) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài Tiếng đàn mưa trang 46 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 141 12/11/2024


Soạn bài Tiếng đàn mưa

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Hãy chia sẻ cảm nhận về một âm thanh hoặc bản nhạc từng khiến em xúc động.

Trả lời:

- Một âm thanh, một bản nhạc khiến em xúc động đó là bài hát “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

* Đọc văn bản

1. Hình dung: Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa.

- Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa là:

+ Hoa.

+ Thềm lan.

+ Bóng dương tà.

+ Bóng tà dương.

+ Tịch bóng dương.

+ Ý khách.

2. Theo dõi: Những nơi mưa rơi xuống.

- Những nơi mưa rơi xuống:

+ Lầu.

+ Thềm lan.

+ Nẻo dặm ngàn.

+ Ngoài nội trên giàn.

+ Nước non.

+ Đầm.

+ Nẻo đồi.

3. Theo dõi: Cách sử dụng các biện pháp tu từ.

- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là:

+ Điệp “mưa hoa”, “mưa xuống”, “mưa trong ý khách”,

+ Ẩn dụ: “thềm lan” (thềm nhà), “nội” (cánh đồng).

- Nhận xét:

+ Gợi cho người đọc nhiều liên tưởng về khung cảnh mưa xuân.

+ Tăng tính nhạc, giúp câu thơ trở nên nhịp nhàng, uyển chuyển, bay bổng.

+ Diễn tả cảnh mưa xuân với khung cảnh hết sức mênh mông, bát ngát và thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, bồi hồi.

4. Suy luận: Nguyên nhân khiến nhân vật “khách tha hương” rơi lệ.

- Nguyên nhân khiến “khách tha hương” phải rơi lệ: Nỗi nhớ quê hương.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Bài thơ sử dụng các biện pháp tu từ như điệp, ẩn dụ,… để miêu tả cảnh mưa xuân thật đẹp, thơ mộng. Trước cảnh tượng ấy, người khách tha hương chợt dâng trào nỗi nhớ quê hương da diết, khắc khoải.

Soạn bài Tiếng đàn mưa (trang 46) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong bài thơ Tiếng đàn mưa.

Trả lời:

- Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát được thể hiện trong bài thơ “Tiếng đàn mưa”:

+ Một cặp câu 7 tiếng xen kẽ một cặp lục bát.

+ Bài thơ chia thành 4 khổ.

+ Sử dụng vần lưng, vần chân.

+ Ngắt nhịp: lẻ trước chẵn sau.

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Xác định bố cục của bài thơ và nêu nội dung chính của từng phần.

Trả lời:

- Bố cục: Chia làm 2 phần:

+ Phần 1: Mưa hoa rụng… mưa cùng nước non: Miêu tả cảnh mưa rơi ngày xuan với các hình ảnh hết sức độc đáo.

+ Phần 2: Còn lại: Tâm trạng của vị khách tha hương và nỗi nhớ quê hương da diết, bồi hồi.

Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Những từ ngữ nào được sử dụng nhiều lần trong bài thơ? Việc lặp lại những từ ngữ đó có tác dụng gì?

Trả lời:

- Trong bài thơ, những từ ngữ được sử dụng nhiều lần là:

+ Mưa.

+ Nước non.

+ Hoa xuân.

+ Rơi.

+ Rụng.

+ Ý khách.

+ Bóng dương.

- Tác dụng:

+ Miêu tả cảnh mưa xuân ở nhiều trạng thái, khung cảnh khác nhau.

+ Qua việc miêu tả chi tiết khung cảnh mưa xuân, nỗi nhớ của vị khách tha hương cũng được người đọc cảm nhận một cách rõ ràng, chân thực, sâu sắc.

Câu 4 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Nêu đặc điểm chung của những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa trong bài thơ. Theo em, tác giả muốn khắc họa tâm trạng gì qua những sự vật, hiện tượng ấy?

Trả lời:

- Đặc điểm chung của những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa xuất hiện trong văn bản là:

+ Được lặp đi lặp lại nhiều lần.

+ Gợi nhiều hơn tả.

+ Miêu tả theo chiều không gian từ gần đến xa, từ chân thực, rõ ràng đến mơ hồ, vô hình.

+ Những sự vật xuất hiện cùng mưa được miêu tả hết sức thơ mộng, sinh động, tươi tắn.

- Tác giả muốn khắc họa tâm trạng của nhân vật “khách tha hương”:

+ Thể hiện nỗi nhớ quê nhà da diết, bồi hồi qua từng cảnh vật.

+ Thể hiện khát vọng được quay về quê hương.

Câu 5 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Chỉ ra mối liên hệ giữa hình ảnh nước non ở ba khổ thơ đầu với nội dung của hai câu thơ cuối.

Trả lời:

- Mối liên hệ:

+ Ba khổ thơ đầu: Hình ảnh nước non được miêu tả hết sức hùng vĩ, rộng lớn, bao la.

+ Hai câu thơ cuối: Hình ảnh nước non được tác giả miêu tả đượm buồn, u sầu bởi “Cảnh buồn người có vui đâu bao giờ”. Khung cảnh càng rộng lớn, hùng vĩ bao nhiêu thì càng làm nổi bật tâm trạng cô đơn, bồi hồi, xúc động, da diết nhớ quê hương bấy nhiêu.

Câu 6 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Em có ấn tượng nhất với điều gì ở bài thơ? Vì sao?

Trả lời:

- Em ấn tượng nhất với cách tác giả miêu tả cảnh mưa xuân trong ba khổ thơ đầu của bài.

- Vì:

+ Khung cảnh hùng vĩ, nên thơ của trời mưa xuân được miêu tả qua ngòi bút tinh tế, giàu cảm xúc của tác giả giúp người đọc hình dung một đất nước bình yên, êm ả.

+ Sự tài năng, tâm hồn yêu nghệ thuật, yêu quê hương đất nước của nhà thơ Bích Khuê được bộc lộ một cách rõ nét.

* Viết kết nối với đọc

Câu hỏi (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng đàn mưa

Trả lời:

Bài thơ “Tiếng đàn mưa” của tác giả Bích Khuê không chỉ miêu tả cảnh mưa xuân đầy thơ mộng, êm đềm mà qua đó còn khắc họa nỗi nhớ quê hương sâu sắc của vị khách tha hương. Ở ba khổ thơ đầu, nhà thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật như điệp “mưa xuân”, “mưa ý khách”,… và phép ẩn dụ “thềm lan”, “nội”,… Những phép tu từ này không chỉ giúp bài thơ thêm tính nhạc, sự uyển chuyển, mềm mại cho câu văn, mà còn làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên bao la, rộng lớn, thơ mộng. Chứng kiến cảnh tượng ấy, vị khách tha hương không cầm lòng được mà nhớ về quê cũ. Cuối cùng, sự lắng đọng của cảm xúc hóa thành “muôn hàng lệ rơi”. Đứng trước khung cảnh hùng vĩ ấy, dường như vị khách tha hương lại càng trở nên nhỏ bé, hịu quanh. Bằng ngòi bút miêu tả tinh tế, gợi chứ không thiên về miêu tả, Bích Khuê đã thành công khắc họa nỗi nhớ quê hương da diết, đầy xúc động.

1 141 12/11/2024