Soạn bài Tự tình (Bài 2) (trang 76) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài Tự tình (Bài 2) trang 76 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 93 13/11/2024


Soạn bài Tự tình (Bài 2)

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Bài thơ thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc của Hồ Xuân Hương với những đau khổ, bất hạnh mà người phụ nữ lỡ làng duyên phận phải chịu đựng. Đồng thời, tác giả muốn khẳng định quyền bình đẳng, quyền được sống hạnh phúc của họ trong xã hội phong kiến.

Soạn bài Tự tình (Bài 2) (trang 76) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Xác định thể thơ, đề tài và bố cục của bài thơ.

Trả lời:

- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.

- Đề tài: số phận của người phụ nữ khi sống trong xã hội phong kiến.

- Bố cục: được chia thành 2 phần.

+ Phần 1: 6 câu thơ đầu: khung cảnh thiên nhiên như đang cùng nhân vật chia sẻ nỗi buồn tê tái.

+ Phần 2: 2 câu thơ cuối: nỗi uất ức, bất bình của người phụ nữ trước thái độ khinh thường nữ giới trong xã hội phong kiến.

Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Hai câu đề miêu tả thời gian, không gian nào và gợi tả tâm trạng gì?

- Thời gian: vào buổi sáng sớm.

- Không gian: yên tĩnh, vắng vẻ.

- Tâm trạng: buồn bã, bi quan; uất ức, oán hận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến khi họ phải chịu nhiều cảnh ngộ bất hạnh.

Câu 3 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Hai câu thực và hai câu luận thể hiện những trạng thái cảm xúc nào?

Trả lời:

- Hai câu thực: thể hiện trạng thái cảm xúc ủ dột, u sầu; đau buồn, bi thương đang trào dâng mạnh mẽ trong tâm hồn nhân vật trữ tình.

- Hai câu luận: thể hiện cảm xúc mệt mỏi, chán nản khi bị xã hội lên án; cuộc sống của nhân vật trữ tình như bóng cây xiêu vẹo, mỏng manh, liên tục bị lời nói cay nghiệt bủa vây. Duyên phận thì lỡ làng, bất hạnh như trái chín sắp úa tàn và rơi rụng giữa cuộc đời.

Câu 4 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Chỉ ra sự chuyển mạch cảm xúc của bài thơ trong hai câu thơ kết.

Trả lời:

- Sự chuyển mạch cảm xúc của bài thơ trong hai câu thơ kết được thể hiện ở chỗ: từ giận hờn, trách móc “Tài tử văn nhân ai đó tá?” ám chỉ những người đa tình nhưng lại không chung thủy. Rồi bà liền chuyển sang kiên định tự tin “Thân này đâu đã chịu già tom” thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ tuổi xuân và kiên trì chờ đợi tình yêu đích thực.

Câu 5 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Nêu chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó giúp em hiểu thêm điều gì về tư tưởng, tình cảm của tác giả?

Trả lời:

- Chủ đề của bài thơ: số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến; khát vọng mãnh liệt về tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ.

- Chủ đề phản ánh sâu sắc tư tưởng, tình cảm của tác giả về vấn đề bất bình đẳng giới trong xã hội phong kiến, đồng thời thể hiện khát vọng về một cuộc sống tự do, hạnh phúc cho người phụ nữ.

1 93 13/11/2024