Soạn bài B. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ (trang 60) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài B. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ trang 60 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 107 13/11/2024


Soạn bài B. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

* Yêu cầu

• Giới thiệu được bài thơ (nhan đề, tác giả); nêu ấn tượng chung về bài thơ.

• Nêu được cảm nghĩ về một số nét nổi bật trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ; chỉ ra tác dụng của thể thơ tám chữ trong việc tạo nên nét độc đáo của bài thơ.

• Khái quát được cảm nghĩ về bài thơ.

* Phân tích bài viết tham khảo

Văn bản (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tình yêu đất nước trong bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ

1. Giới thiệu bài thơ (nhan đề, tác giả) và nêu ấn tượng chung về bài thơ.

- Bài thơ Tiếng Việt của nhà thơ Lê Quang Vũ để lại trong tôi niềm xúc động sâu xa về tình yêu quê hương, đất nước.

2. Nêu cảm nghĩ về nội dung bài thơ.

- Tình yêu ấy biểu hiện dung dị qua tình yêu tiếng Việt và ngân lên thành những lời ngợi ca ngôn ngữ dân tộc.

3. Nêu cảm nghĩ về hình thức nghệ thuật của bài thơ (hình ảnh, biện pháp tu từ, đặc điểm thể thơ tám chữ) và tác dụng trong việc biểu đạt nội dung.

- Hình thức nghệ thuật của bài thơ:

+ Tiếng Việt biểu đạt tình cảm, suy tư của những người lao động, vang lên trong nhữờng khung cảnh thân thương, gợi cảm xúc bâng khuâng đến nao lòng đổi với mỗi người Việt: tiếng mẹ gọi trên “Cánh đồng xa có trắng rủ nhau về", "Tiếng cha dặn khi vun cảnh nhóm lửa/ Khi hun thuyền, gieo mạ, lúc đưa nôi"; tiếng kéo gỗ, tiếng gọi đó, câu hát lời ru “rung rinh nhịp đập trái tim người"...

+ Biện pháp tu từ so sánh: “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa/ Ông tre ngà và mềm mại như tơ", "Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát" thể hiện sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc của nhà thơ về bản sắc dân tộc kết tỉnh trong tiếng nói: vừa mộc mạc, chân chất, vừa tinh tế, uyển chuyển, giảu nhạc tỉnh. Biện pháp tu từ ẩn dụ “Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối" diễn tả một cách hình ảnh, nhấn mạnh khả năng gợi liên tưởng của ngôn ngữ dân tộc.

+ Trong ba khổ thơ cuối, nhà thơ bày tỏ mối băn khoăn, dự cảm về tương lai của tiếng Việt bằng câu hỏi: “Ai người sau nói tiếp những lời yêu?

- Tác dụng:

+ Những câu thơ rất dung dị nhưng cảng ngẫm cảng thấy thấm thía, xúc động, khiến người đọc tự hào về vẻ đẹp của tiếng Việt.

+ Từ tình cảm yêu mến, tự hào về tiếng nói dân tộc, nhà thơ bày tỏ tình yêu và sự kính trọng với nhân dân.

4. Khái quát cảm nghĩ về bài thơ

Bài thơ, với nội dung tư tưởng lớn lao, sâu sắc được thể hiện trong một hình thức dung dị mà tài hoa đã làm rung động trái tim biết bao thế hệ người đọc.

* Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn bài thơ

Hãy chọn trong số những bài thơ em đã học, đã đọc một bài thơ tám chữ mà em có ấn tượng sâu sắc và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của nó.

b. Tìm ý

Căn cứ vào yêu cầu của đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ, em hãy tiến hành những công việc sau:

- Đọc kĩ bài thơ và ghi lại đặc điểm của tác phẩm trên các phương diện:

+ Vần thơ, nhịp thơ; chú ý những nét đặc sắc trong cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ so với cách gieo vần, ngắt nhịp thông thường của thể thơ tám chữ.

+ Nội dung và mạch cảm xúc của bài thơ với những trạng thái, cung bậc cụ thể.

+ Những hình ảnh độc đáo, từ ngữ đặc sắc, biện pháp tu từ sáng tạo,... mà tác giả sử dụng để biểu đạt các cung bậc cảm xúc.

+ Chủ đề, thông điệp của bài thơ.

- Ghi lại cảm nghĩ chung của em về bài thơ.

c. Lập dàn ý

Em hãy lập dàn ý theo gợi ý dưới đây:

Mở đoạn:

+ Giới thiệu bài thơ (nhan đề, tác giả).

+ Nêu ấn tượng chung về bài thơ.

Thân đoạn:

+ Trình bày cảm nghĩ về nội dung (mạch cảm xúc, chủ đề, thông điệp,....) của bài thơ.

+ Nêu cảm nghĩ về những yếu tố nghệ thuật và tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung; nêu tác dụng của thể thơ tám chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

Kết đoạn

Khái quát cảm nghĩ về bài thơ.

2. Viết bài

- Viết các câu văn phù hợp để triển khai những nội dung đã xác định trong dàn ý. Các câu cần hướng về chủ đề chung của đoạn để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn.

- Sử dụng các từ ngữ diễn tả chân thực, chính xác cảm nghĩ về bài thơ; lưu ý sử dụng từ ngữ liên kết để đoạn văn được chặt chẽ.

* Bài viết tham khảo:

Bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính là một bức tranh tả cảnh quê. Cũng là nỗi lòng của những người đang yêu là các chàng trai, cô gái chốn thôn quê, của chính tâm hồn thi sĩ. Bài thơ được viết theo thể thơ tứ tuyệt trường thiên. Đó là mùa xuân ở vùng quê Bắc bộ nửa đầu của thế kỷ 20. Trong Mưa xuân có bức tranh làng quê ngày xuân, có hội làng, có nỗi lòng của một thôn nữ ở tuổi cập kê. Mưa xuân như một câu chuyện được thi sĩ kể bằng thơ. Đó là một câu chuyện về tình yêu, về nỗi nhớ mong, tương tư của một cô gái trẻ nơi thôn quê thuần khiết. Câu chuyện chưa kết thúc, cứ khiến người đọc vừa hy vọng, lại vừa man mác buồn. Đọc bài thơ, ta như được thả hồn mình về với một miền quê Bắc Bộ yên vui thanh bình, có mưa xuân, hoa xoan, rộn rã tiếng trống chèo và một tình yêu đầu trong sáng, nhẹ nhàng, man mác. Thời gian, không gian tràn đầy tiết xuân, địa danh phiếm chỉ “Hội chèo làng Đặng”, “Thôn Đoài hát tối nay”như “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”…mang nét làng quê Bắc Bộ, thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao, dân ca, từ láy gợi hình, gợi cảm “phơi phới”, “lớp lớp”, “rụng rơi”, thành ngữ “năm tao bảy tuyết”, “thi trung hữu họa”, “tả cảnh ngụ tình”, “ý tại ngôn ngoại”…Bài thơ thấm đậm tình quê, hồn quê của “nhà thơ chân quê” tài hoa Nguyễn Bính. “Nhà thơ này yêu thôn quê một cách kỳ lạ, cái tình yêu ấy làm cho thơ ông, ở những câu bình dị nhất, vẫn có sức lôi cuốn, vẫn có cái duyên xao động lòng người. Dưới mắt, những cảnh sắc thật thông thường ở thôn quê cũng gợi cảm, đâu chỉ ánh trăng mới đẹp mà cảnh mưa phùn, hoa xoan…vẫn làm ta xúc động nhớ thương. Đó là tài năng của ông . Giọng ông vừa cất lên, người ta đã nhận ngay ra hình bóng quê hương làng mạc” và “Đọc Nguyễn Bính, vì vậy, chúng ta được nhập vào hồn quê hơn là cảnh quê. Nói về cảnh thì Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ có nhiều chi tiết sắc và thực hơn, nhưng dựng được cái hồn quê thì chưa ai bằng Nguyễn Bính. Ngày nay, nông thôn ta đã đổi thay nhiều, cả phong cảnh lẫn hồn người, những câu thơ của Nguyễn Bính như một dấu tích tâm hồn dân tộc sẽ nuôi lòng nhiều thế hệ bạn đọc” (Vũ Quần Phương). Và “Mưa xuân” của Nguyễn Bính lấp lánh vẻ đẹp “hồn xưa của đất nước” (Hoài Thanh). Bằng cách sử dụng các hình ảnh đối lập, vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ kết hợp với lối văn tự sự đi vào lòng người, bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính đã mang đến thật nhiều cảm xúc cho người đọc về tình yêu đôi lứa - một câu chuyện tình yêu đẹp, để lại bao vương vấn nhưng rồi lại đầy nuối tiếc...

3. Chỉnh sửa bài viết

Sau khi hoàn thành bài viết, em hãy rà soát và chỉnh sửa theo những gợi ý dưới đây:

- Phần Mở đoạn đã giới thiệu được tên bài thơ, tác giả và nêu ấn tượng, cảm nghĩ chung của em về bài thơ chưa? Bổ sung nếu còn thiếu.

- Phần Thân đoạn đã sử dụng những từ ngữ biểu đạt cảm nghĩ về mạch cảm xúc, chủ đề, thông điệp và những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của bài thơ hay chưa? Các câu có cùng hướng về một chủ đề và có các từ ngữ liên kết phù hợp hay không? Bổ sung hoặc điều chỉnh nếu chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Phần Kết đoạn đã nêu khái quát cảm nghĩ về bài thơ chưa? Nếu chưa đáp ứng được yêu cầu thì cần chỉnh sửa hoặc viết lại.

1 107 13/11/2024