Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 47 lớp 9 Tập 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 47 Tập 1 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 15 12/11/2024


Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 47 Tập 1

* Biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh trong các trường hợp dưới đây:

a. Khóc anh không nước mắt

Mà lòng đau như thắt

Gọi anh chửa thành lời

Mà hàm răng dính chặt.

(Hoàng Lộc, Viếng bạn)

b. Ô hay buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông…

(Bích Khê, Tì bà)

c. Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

(Quang Dũng, Tây Tiến)

Trả lời:

a. Khóc anh không nước mắt

Mà lòng đau như thắt

Gọi anh chửa thành lời

Mà hàm răng dính chặt.

- Biện pháp điệp thanh: Điệp các thanh trắc (khóc, nước, mắt, thắt, gọi, chửa, dính, chặt).

- Tác dụng:

+ Giúp câu thơ có tính nhạc.

+ Khắc họa tâm trạng đau đớn, khắc khoải của người phụ nữ với người chồng đã hy sinh trên chiến trường.

+ Thể hiện sự đồng cảm, thương xót của tác giả đối với những người phụ nữ mất chồng. Đồng thời, qua đó, nhà thơ muốn người đọc hiểu thêm về nỗi mất mát, chia ly và sự quý giá của hòa bình có được ngày hôm nay.

b. Ô hay buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông…

- Biện pháp tu từ điệp thanh: Cả bài thơ sử dụng các tiếng thanh bằng.

- Tác dụng:

+ Tạo sự nhẹ nhàng, uyển chuyển, mềm mại cho ý thơ khi miêu tả về mùa thu.

+ Miêu tả không gian mùa thu nên thơ, trữ tình, bao la, mênh mông đặc trưng của miền Bắc.

+ Thể hiện tinh thần yêu thiên nhiên, phong cảnh nước non của nhà thơ, đặc biệt là sự gắn bó và hòa quyện với mùa thu của đất trời.

c. Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

- Biện pháp tu từ điệp thanh: Sử dụng thanh trắc ở ba câu thơ đầu (dốc, khúc, khuỷu, dốc, thẳm, hút, súng, ngửi, thước) và thanh bằng ở câu thơ cuối.

- Tác dụng:

+ Tạo tính nhạc cho câu thơ.

+ Miêu tả khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thăm thẳm nhưng hết sức khắc nghiệt và đầy hiểm nguy. Đây là nơi sinh sống, chiến đấu của những người lính bảo vệ biên giới. Qua đó, có thể thấy không chỉ nhiệm vụ khó khăn cản bước họ mà chính điều kiện thời tiết khắc nghiệt, “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” cũng là “hòn đá” cản bước chân các anh chiến sĩ.

+ Qua đó, tác giả muốn thể hiện sự trân trọng đối với những người lính đã hy sinh thân mình để bảo vệ Tổ quốc.

Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Trong bài thơ Tiếng đàn mưa biện pháp tu từ điệp thanh được Bích Khê sử dụng rất đặc biệt: điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một câu thơ. Hãy làm rõ tác dụng của biện pháp tu từ này trong bài thơ.

Trả lời:

- Tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một câu thơ là:

+ Tạo nhịp điệu, tính nhạc, giúp bài thơ trở nên sinh động, có hồn, uyển chuyển hơn.

+ Giúp người đọc cảm nhận sự nhịp nhàng, tuần hoàn, lặp đi lặp lại của các sự vật, hiện tượng được miêu tả.

+ Khắc họa hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, hùng vĩ và nỗi nhớ quê nhà da diết, bồi hồi của vị khách tha hương.

Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ điệp vần trong các đoạn thơ dưới đây:

a. Rơi hoa hết mưa còn rả rích,

Càng mưa rơi càng tịch bóng dương

Bóng dương với khách tha hương

Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi

(Bích Khê, Tiếng đàn mưa)

b. Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa

Một buổi trưa, nắng dài bãi cát

Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa

Mát rượu lòng ta ngân nga tiếng hát…

(Tố Hữu, Mẹ Tơm)

Trả lời:

a. Rơi hoa hết mưa còn rả rích,

Càng mưa rơi càng tịch bóng dương

Bóng dương với khách tha hương

Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi

- Biện pháp tu từ điệp vần được sử dụng trong đoạn thơ là: “ương”, “ich”.

- Tác dụng:

+ Giúp câu thơ thêm tính nhạc.

+ Miêu tả tâm trạng buồn thương, bồi hồi, xót xa của vị khách tha hương khi trông mưa mà nhớ về quê cũ.

b. Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa

Một buổi trưa, nắng dài bãi cát

Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa

Mát rượu lòng ta ngân nga tiếng hát…

- Biện pháp tu từ điệp vần được sử dụng trong đoạn thơ là: “ưa” và “át”.

- Tác dụng:

+ Tăng tính nhạc cho câu thơ, giúp tác giả diễn đạt ý thơ được mềm mại, uyển chuyển và nhẹ nhàng.

+ Thể hiện cảm xúc trân trọng, thiết tha, vui sướng của nhà thơ Tố Hữu khi miêu tả cảnh làng quê Việt Nam.

+ Thể hiện niềm yêu quê hương, đất nước da diết của tác giả, đồng thời bày tỏ sự trân thành, biết ơn đối với những người mẹ Việt Nam anh hùng.

1 15 12/11/2024