Soạn bài A. ÔN TẬP KIẾN THỨC (trang 142) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài A. ÔN TẬP KIẾN THỨC trang 142 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 77 13/11/2024


Soạn bài A. ÔN TẬP KIẾN THỨC

Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Xem lại văn bản đọc chính trong 5 bài học ở học kì I, lập bảng vào vở theo mẫu sau và ghi các thông tin cơ bản:

Văn bản

Tác giả

Loại, thể loại

Nội dung

Đặc điểm hình thức

Trả lời:

Văn bản

Tác giả

Loại, thể loại

Nội dung

Đặc điểm hình thức

Chuyện người con gái Nam Xương

Nguyễn Dữ

Truyện truyền kì

Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Niềm cảm thương cho số phận bi kịch của họ, đồng thời lên án tố cáo các lễ giáo phong kiến vô nhân đạo, các thủ tục hà khắc trong chế độ phong kiến đương thời.

- Các sự kiện được sắp xếp theo trật tự thời gian tuyến tính.

- Truyện có sự xuất hiện của các yếu tố kì ảo.

- Thời gian đan xen giữa ảo và thực.

- Sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

Dế Chọi

Bồ Tùng Linh

Truyện truyền kì

Tác phẩm Dế chọi kể về câu chuyện gia đình Thành Danh tìm bắt, nuôi nấng dế chọi để cống nạp cho nhà vua. Đồng thời tác giả đã lên án phê phán chế độ chính trị tàn bạo đương thời đã đè nén, áp bức, gây ra bao đau thương cho những người dân hiền lành lương thiện.

- Có sự xuất hiện xen kẽ các yếu tố kì ảo và hiện thực.

Sơn Tinh – Thủy Tinh

Nguyễn Nhược Pháp

Thơ

Sơn Tinh – Thủy Tinh là câu chuyện giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm của nước ta và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thien tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

- Ngôn ngữ phong phú, đặc sắc.

- Cách xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo.

- Cốt truyện lì kì.

- Có sự xuất hiện của các yếu tố kì ảo,

Nỗi niềm chinh phụ

Đặng Trần Côn

Thơ song thất lục bát

Đoạn thơ tái hiện cảnh chia li của người chinh phụ và người chinh phu trước khi ra trận qua lời tâm sự của người chinh phụ, qua đó nhà thơ thể hiện tình cảm nhớ nhung, buồn sầu của những người phụ nữ trong thời chiến khi tiễn chồng ra trận.

- Tả cảnh ngụ tình.

- Hình ảnh ước lệ tượng trưng.

Tiếng đàn mưa

Bích Khê

Thơ song thất lục bát

Bài thơ tái hiện lại một chiều mưa xuân êm ả, thơ mộng cùng tiếng đàn du dương trong cơn mưa. Khi chứng kiến hình ảnh ấy, người khách xa quê bồi hồi, xúc động, sầu đau khi nhớ lại quê hương của mình.

- Nội dung thơ ngắn gọn.

- Ngôn ngữ giản dị, sinh động.

Một thể thơ độc đáo của người Việt

Dương Lâm An

Văn xuôi

Văn bản giới thiệu về thể thơ song thất lục bát (nguồn gốc, các đặc điểm về hình thức, nội dung, sự phát triển của thể thơ), đồng thời khẳng định đây là thể thơ độc đáo của người Việt.

- Lập luận logic, chặt chẽ.

Kim Kiều gặp gỡ

Nguyễn Du

Thơ lục bát

Văn bản kể về cuộc gặp gỡ giữa Kim Trọng và chị em Thúy Kiều. Qua đó, nhà thơ thể hiện tình yêu trong sáng giữa Kim – Kiều và nỗi tương tư thầm kín của Thúy Kiều với Kim Trọng.

- Nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật.

- Tả cảnh ngụ tình.

- Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.

Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga

Nguyễn Đình Chiểu

Thơ lục bát

Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật trung tâm: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng tình nghĩa, khinh tài, Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na ân tình. Qua đó thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.

- Xây dựng hình tượng nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói, đi sâu vào nội tâm.

- Ngôn ngữ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày.

- Mang màu sắc Nam Bộ.

- Sử dụng phương ngữ (ngôn ngữ địa phương).

Tự Tình II

Hồ Xuân Hương

Thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Tự Tình II thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch, đồng thời bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ.

- Vận dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

- Sử dụng ngôn từ giản dị với các động từ mạnh.

- Sử dụng hình ảnh giàu sức gợi.

Người con gái Nam Xương – bi kịch của một con người

Nguyễn Đăng Na

Văn nghị luận

Văn bản là những suy nghĩ, nhận định của tác giả với thân phận bi kịch của những nhân vật trong truyện Người con gái Nam Xương, đặc biệt là cuộc đời của Vũ Nương. Từ đó, tác giả bày tỏ những tình cảm xót thương cho thân phận con người trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ.

- Lập luận chặt chẽ, logic.

Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi

Trần Văn Toàn

Văn nghị luận

Văn bản “Từ thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi” nêu lên những suy nghĩ, quan điểm của tác giả về những phẩm chất cần có của người viết truyện cho thiếu nhi thông qua việc phân tích tác phẩm Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh.

- Lập luận logic, chặt chẽ.

- Dẫn chứng thuyết phục.

Rô-mê-ô và Giu-li-ét

William Speakpear

Kịch

Vở bi kịch “Romeo và Juliet” dựa trên xung đột giữa con người với khát vọng yêu đương mãnh liệt và hoàn cảnh thù địch vây hãm. Vượt lên tất cả, Rô- mê-ô và Giu-li-ét đã đến với nhau: Mối tình của họ khẳng định sức sống, sức vươn dậy vượt lên trên mọi hoàn cảnh trói buộc con người. Mối tình đó cũng là lời kết án đanh thép, tố cáo xã hội phong kiến là mối trường thù địch với tình người, với chủ nghĩa nhân văn.

- Nội dung đa dạng, tư tưởng lớn lao.

- Hình tượng sắc nét, ngôn ngữ điêu luyện.

- Đối thoại nhân vật hấp dẫn, lôi cuốn.

Lơ xít

Cooc nây

Kịch

Văn bản đã cho người đọc thấy hành động của các nhân vật trong vở kịch thể hiện về quan niệm danh dự, nghĩa vụ của con người trong thế kỉ XVII, sự giằng xé về nội tâm của hai nhân vật chính Rô-dri-gơ và Si-men giữa một bên là danh dự, bổn phận, dòng họ một bên là tình cảm nam nữ.

- Ngôn ngữ đối thoại hấp dẫn, lôi cuốn.

- Cốt truyện với nhiều điểm thú vị, độc đáo, khai thác tính cách và tâm lí nhân vật.

- Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, so sánh.

Bi kịch của làn nước

Bảo Ninh

Văn xuôi

Câu chuyện về bí ẩn của cuộc đời người kể chuyện xưng tôi gắn với làn nước. Trong nước lũ, nhân vật Tôi tưởng cứu được con mình nhưng thực tế đứa bé ông cứu là con gái người đàn bà bị lũ cuốn. Và ông quyết định giữ bí mật ấy suốt đời và mang theo nỗi đau không nguôi được theo năm tháng. Từ đó nhà văn đặt ra vấn đề trong cuộc sống, nhiều khi con người phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn mà quyết định nào cũng dằn vặt, khổ đau.

- Cốt truyện nhiều tình huống bất ngờ, éo le.

- Kể chuyện không theo tình tự thời gian.

- Nghệ thuật trần thuật.

- Điểm nhìn ngôi thứ nhất.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.

Câu 2 (trang 142 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Nêu sự khác biệt giữa thể loại truyện truyền kì và truyện thơ Nôm trên một số tiêu chí: chữ viết được sử dụng, các loại nhân vật được miêu tả, đặc điểm ngôn ngữ.

Trả lời:

Truyện truyền kì

Truyện thơ Nôm

Chữ viết được sử dụng

- Truyện truyền kì trung đại chủ yếu sáng tác bằng chữ Hán.

- Đến đầu thế kỉ XX, truyện truyền kì được các nhà văn Việt Nam sáng tác bằng chữ quốc ngữ.

- Truyện thơ Nôm được sáng tác bằng chữ Nôm.

Các loại nhân vật được miêu tả

- Nhân vật được chia thành ba nhóm: Thần tiên, Người trần và Yêu quái.

- Nhân vật là con người, chủ yếu là “trai tài, gái sắc”, nhưng cuộc sống nhiều trắc trở khó khăn.

Đặc điểm ngôn ngữ

- Ngôn ngữ văn xuôi.

- Sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

- Ngôn ngữ thơ (chủ yếu là lục bát).

- Gần gũi vối lời ăn tiếng nói của nhân dân.

- Giàu tính ước lệ.

- Dùng nhiều điển tích, điển cố.

Câu 3 (trang 142 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Không khí lịch sử, bối cảnh xã hội xuất hiện trong một số truyện truyền kì hoặc truyện thơ Nôm có giúp ích gì cho việc đọc hiểu tác phẩm không? Vì sao?

Trả lời:

- Không khí lịch sử, bối cảnh xã hội xuất hiện trong một số truyện truyền kì hoặc thơ Nôm giúp ích cho việc đọc hiểu tác phẩm.

- Vì:

+ Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới nội dung, ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

+ Người đọc có thể hình dung về thời đại sáng tác và cảm nhận thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.

Câu 4 (trang 142 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Trong học kì I, em đã được học những kiến thức tiếng Việt mới nào? Nêu những khái niệm cần nắm vững để giải quyết bài tập ở các bài học.

Trả lời:

Kiến thức tiếng Việt

Khái niệm cần nắm

Điển tích, điển cố

Câu chuyện, sự việc hay câu chữ trong sách xưa được dẫn lại một cách cô đọng, hàm súc trong văn bản của tác giả đời sau.

Biện pháp tu từ chơi chữ

Vận dụng các đặc điểm âm thanh, ý nghĩa và quy tắc kết hợp từ ngữ một cách sáng tạo trong ngữ cảnh. Tác dụng để tạo ra những cách hiểu khác lạ hay liên tưởng bất ngờ, thú vị cho người đọc.

Biện pháp tu từ điệp thanh

Lặp lại các thanh điệu cùng loại để tăng tính nhạc, nâng cao hiệu quả biểu đạt.

Biện pháp tu từ điệp vần

Sử dụng các tiếng có vần giống nhau, đặt gần nhau để tăng tính nhạc, nâng cao hiệu quả diễn đạt.

Cách dẫn trực tiếp

Dẫn nguyên văn từ ngữ, câu, đoạn văn của văn bản gốc. Nếu dùng ở văn bản viết, phần dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

Cách dẫn gián tiếp

Dẫn lời hoặc ý tưởng của người khác nhưng diễn đạt lại bằng ngôn ngữ của mình. Nếu dùng ở văn bản viết, không cần đặt trong dấu ngoặc kép.

Câu rút gọn

Câu có thành phần câu (thừng là thành phần chính) bị lược bớt, nhưng nhờ có ngữ cảnh nên vẫn đảm bảo nội dung.

Câu đặc biệt

Câu được cấu tạo bởi từ hoặc cụm từ, không xác định được thành phần câu và chỉ được chấp nhận trong ngữ cảnh nhất định.

Câu 5 (trang 142 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Qua việc thực hiện các bài viết trong học kì I, em hãy nêu những điểm khác nhau trong việc sử dụng lí lẽ và bằng chứng ở kiểu bài nghị luận xã hội và kiểu bài nghị luận văn học.

Trả lời:

Nghị luận xã hội

Nghị luận văn học

Lí lẽ

Kiến giải của người viết về các vấn đề, sự việc, hiện tượng đời sống.

Kiến giải của người viết về các vấn đề trong lĩnh vực văn học.

Bằng chứng

Con người, sự việc xảy ra trong đời sống, có tính xác thực.

Các sự kiện, nhân vật, câu thơ,… trong tác phẩm văn học và ý kiến của các nhà phê bình, nghiên cứu.

Câu 6 (trang 142 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Nêu những nét giống nhau và khác nhau giữa kiểu bài trình bày ý kiến về một vấn đề và kiểu bài thảo luận về một vấn đề (lấy ví dụ từ các bài nói và nghe đã thực hiện ở học kì I để minh họa).

Trả lời:

Trình bày ý kiến về một vấn đề

Thảo luận về một vấn đề

Giống nhau

Sử dụng lời nói và ngôn ngữ hình thể (cử chỉ, ánh mắt, thái độ,…) để trình bày vấn đề.

Khác nhau

Nêu ý kiến, đưa bằng chứng để chứng minh cho luận điểm của mình.

Ví dụ: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên).

Nhiều ý kiến khác nhau trong một buổi thảo luận.

Ví dụ: Thảo luận về một vấn đề trong cuộc sống rút ra từ các tác phẩm văn học.

1 77 13/11/2024