Soạn bài Biến đổi khí hậu – mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta (trang 72) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài Biến đổi khí hậu – mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta trang 72 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 101 13/11/2024


Soạn bài Biến đổi khí hậu – mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta

(trích Phát biểu của Tổng Thư kí Liên hợp quốc

về biến đổi khí hậu, An-tô-ni-ô Gu-tê-rét)

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2): Biến đổi khí hậu đã gây tác hại như thế nào đến lao động sản xuất và sinh hoạt của cư dân ở địa phương em? Vấn đề có nghiêm trọng không? Căn cứ vào đâu mà em kết luận như vậy?

Trả lời:

- Biến đổi khí hậu có thể gây ra các tác hại sau đến lao động sản xuất và sinh hoạt cư của cư dân ở địa phương em:

+ hạn hán kéo dài khiến ruộng đồng nứt nẻ, không thể cày cấy;

+ mưa lớn gây ngập úng nhiều tuyến đường, các phương tiện di chuyển khó khăn, nhà dân bị ngập không thể sử dụng điện;

+ sạt lở đất làm nhà cửa bị vùi lấp, con người bị thiệt mạng;

+ …

- Căn cứ vào sự bất tiện trong sinh hoạt, sự thiệt hại về người và của, có thể thấy, vấn đề vô cùng nghiêm trọng.

* Đọc văn bản

1. Theo dõi: Cách nêu vấn đề và xác định tầm quan trọng của vấn đề.

- Tác giả trực tiếp nêu ra vấn đề biến đổi khí hậu, cho biết đây là mối đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong, diễn biến rất nhanh, là vấn đề cấp thiết, hệ trọng cần phải ứng phó của toàn thể nhân loại.

- Các từ ngữ “diễn biến nhanh hơn tốc độ của chúng ta”, “âm thanh SOS”, “phi mã”,… giúp người đọc cảm nhận được tính thời sự nóng bỏng của vấn đề.

2. Theo dõi: Các bằng chứng được sử dụng.

- Các bằng chứng được sử dụng là những ví dụ thực tế tiêu biểu cho thấy biến đổi khí hậu có ảnh hưởng sâu rộng đến khắp hành tinh, đe dọa sự sống của nhiều loài sinh vật, chất lượng và an ninh cuộc sống của con người.

3. Theo dõi: Cách chuyển luận điểm và nội dung được bàn ở luận điểm.

- Cách chuyển luận điểm:

+ Ở đoạn trước, tác giả nêu ra những biểu hiện của biến đổi khí hậu giúp người đọc nhận thức được những hậu quả nghiêm trọng.

+ Ở đoạn sau, tác giả sử dụng câu văn giàu hình ảnh: “Ngọn núi phía trước… trèo qua nó.” để dẫn dắt người đọc tập trung đến nội dung được bàn ở luận điểm: Giải pháp để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.

4. Theo dõi: Giải pháp cho vấn đề và trách nhiệm của các đối tượng.

- Giải pháp: sử dụng công nghệ để ứng phó với biến đổi khí hậu, gia tăng năng lượng tái tạo.

- Trách nhiệm của các đối tượng: các quốc gia giàu nhất chịu trách nhiệm nhiều nhất về khủng hoảng khí hậu.

5. Theo dõi: Cách kêu gọi và nêu kế hoạch hành động.

- Kêu gọi:

+ xã hội dân sự đòi các nhà lãnh đạo của họ vào cuộc

+ vai trò lãnh đạo của phụ nữ

- Kế hoạch hành động cho năm tới (năm 2020):

+ các nhà lãnh đạo báo cáo những gì đang làm và dự tính sẽ làm, các thỏa thuận được thay đổi và tăng cường

+ những người trẻ tuổi tham gia vào chiến dịch

+ đưa ra các quyết định có tính chuyển đổi trong các phòng họp, phong VIP, các nghị viện trên khắp thế giới

+ nêu tầm nhìn, thiết lập các liên minh và làm các nhà lãnh đảo phải lắng nghe

+ cá nhân tác giả và Liên hợp quốc sẽ tham gia, ủng hộ các nhà lãnh đạo chấp nhận kế hoạch

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản Biến đổi khí hậu – mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta đã chỉ ra những biểu hiện cụ thể của hiện tượng biến đổi khí hậu trên thế giới và hậu quả của nó, đề cập đến những giải pháp để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hâu, nêu lên trách nhiệm lớn lao của lãnh đạo các quốc gia về vấn đề này và quan trọng, tác giả kêu gọi tất cả phải hành động để bảo vệ thế giới, không thể chậm trễ trước khi quá muộn.

Soạn bài Biến đổi khí hậu – mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta (trang 72) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2): Luận đề của văn bản là gì? Những luận điểm nào đã được triển khai nhằm làm nổi bật luận đề? Chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm đó.

Trả lời:

- Luận đề: Tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra hết sức nghiêm trọng, trở thành mối đe doạ sự tồn vong của hành tinh chúng ta.

- Các luận điểm:

+ Luận điểm 1 (từ đầu đến “đang dần teo tóp lại”): Một số biểu hiện cụ thể của hiện tượng biến đổi khí hậu trên thế giới và hậu quả của nó.

+ Luận điểm 2 (từ “Ngọn núi phía trước chúng ta” đến “các khí phát thải đó gây ra”): Cần có các giải pháp để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.

+ Luận điểm 3 (từ “Đã đến lúc” đến “để lãng phí nữa”): Trách nhiệm lớn lao của lãnh đạo các quốc gia về vấn đề biến đổi khí hậu.

+ Luận điểm 4 (phần còn lại): Tất cả phải hành động, không thể chậm trễ.

- Mối quan hệ giữa các luận điểm: Các luận điểm có quan hệ chặt chẽ với nhau. Luận điểm trước là lí do, là cơ sở để nêu luận điểm tiếp đó, tạo thành một hệ thống lô-gíc.

Câu 2 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2): Phân tích một số ví dụ để thấy được cách tác giả sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm.

Trả lời:

-Ví dụ, ở luận điểm 1. Một số biểu hiện cụ thể của hiện tượng biến đổi khí hậu trên thế giới và hậu quả của nó:

+ Lí lẽ: Các nhà khoa học đã cảnh báo từ nhiều thập kỉ trước, nhưng những tiếng nói đó chưa được lắng nghe đầy đủ, và giờ đây chúng ta đã nhìn thấy hậu quả: sự biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, con người nhận ra việc nuôi sống mình càng khó khăn hơn.

+ Bằng chứng: Băng ở Bắc Cực đang tan nhanh hơn; nạn cháy rừng kéo dài; các đại dương bị nhiễm a-xít nặng nề; san hô chết trên diện rộng; an ninh lương thực bị đe dọa do mức các-bon đi-ô-xít cao trong khí quyển; ngày càng nhiều người di cư khỏi vùng đất mà họ sinh sống;…

- Bằng chứng là những ví dụ tiêu biểu lấy từ thực tế do biến đổi khí hậu gây ra ở khắp nơi, có thể kiểm chứng; lí lẽ là những suy nghĩ của tác giả về vấn đề, có các bằng chứng đi kèm để củng cố, do đó trở nên đáng tin cậy.

Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2): Trong phần đầu của văn bản, tác giả cho rằng: “Chúng ta phải đối mặt với một mối đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong”. Theo em, vấn đề được nêu như vậy là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

- Đây là một ý kiến đúng bởi:

+ Tác giả có điều kiện tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, có đủ các cứ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn trên khắp thế giới.

+ Những cứ liệu đó cho thấy, biến đổi khí hậu không phải là vấn đề riêng của quốc gia nào, mà là vấn đề toàn cầu.

+ Mối đe dọa ấy là có thật, ngày càng rõ ràng.

Câu 4 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2): Xác định vị thế xã hội của người viết khi trình bày ý kiến về vấn đề. Vị thế đó cho phép tác giả thể hiện thái độ gì khi đối thoại?

Trả lời:

- Tác giả bài nghị luận là ông An-tô-ni-ô Gu-tê-rét – Tổng Thư kí Liên hợp quốc. Ở cương vị này, tác giả có trách nhiệm rất lớn về những vấn đề toàn cầu, đồng thời điều đó cũng giúp ông thuận lợi hơn trong việc trình bày ý kiến về vấn đề được xem là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của nhân loại.

- Vị thế xã hội cho phép tác giả biểu hiện thái độ thẳng thắn và trách nhiệm khi đối thoại với nguyên thủ các quốc gia, những nhà lãnh đạo các tổ chức quốc tế, toàn thể nhân dân các nước trên thế giới.

Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2): Trong văn bản, những thông tin khách quan nào được tác giả nêu ra? Dựa vào đâu em nhận biết điều đó?

Trả lời:

- Thông tin khách quan được tác giả nêu:

+ Các nhà khoa học đã cảnh báo về nguy cơ biến đổi khí hậu, nhiều nhà lãnh đạo đã từ chối lắng nghe.

+ Băng ở Bắc Cực đang tan nhanh, nạn cháy rừng kéo dài và lan nhanh, các đại dương bị nhiễm a-xít nặng nề,...

- Căn cứ để nhận biết thông tin khách quan: Các thông tin nêu trên là những điều đã xảy ra trong thực tế, có thể kiểm chứng, tác giả chỉ là người nêu lên chứ không phải tự nghĩ ra.

Câu 6 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2): Tác giả đã nêu những giải pháp gì cho vấn đề chống biến đổi khí hậu hiện nay? Ai là người có trách nhiệm thực thi các giải pháp đó?

Trả lời:

- Một số giải pháp để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu được tác giả nêu lên:

+ Thay đổi nhiên liệu hoá thạch bằng năng lượng sạch từ nước, gió và mặt trời.

+ Ngăn chặn nạn phá rừng, phục hồi rừng bị tàn phá.

+ Gắn kết kinh tế tuần hoàn với việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên.

+ Các quốc gia giàu có phải chịu trách nhiệm nhiều hơn về khủng hoảng khí hậu.

- Lãnh đạo các quốc gia, các doanh nghiệp và các nhà khoa học trên thế giới là những người có trách nhiệm thực thi các giải pháp.

Câu 7 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2): Đối tượng tác động của văn bản này và văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình giống nhau như thế nào? Nêu ý nghĩa của sự giống nhau đó.

Trả lời:

- Đối tượng tác động của hai văn bản rất giống nhau, đó là các nhà lãnh đạo các quốc gia, giới khoa học và công chúng rộng rãi trên thế giới – những người phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân và tình trạng biến đổi khí hậu.

- Ý nghĩa của sự giống nhau: Vấn đề hệ trọng liên quan đến sự sống còn của nhân loại nên không phải trách nhiệm của riêng một cá nhân, một tổ chức mà cần sự chung sức của cả cộng đồng.

Câu 8 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2): Em rút ra được thông điệp gì sau khi đọc văn bản Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta?

Trả lời:

- Thông điệp: Mọi người trên Trái Đất này, tuỳ vào vị thế và khả năng của mình, cần khẩn trương hành động để làm chậm quá trình biến đổi khí hậu cũng như hạn chế những thiệt hại do tình trạng đó gây ra.

* Viết kết nối với đọc

Câu hỏi (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trả lời câu hỏi: Phải chăng nhân loại không còn cách gì để đối phó với tình trạng Trái Đất ngày càng nóng lên?

Trả lời:

(1) Trái Đất ngày càng nóng lên, đó là một thực tế mà nhân loại đang phải đối mặt, tuy nhiên, không phải không còn cách nào có thể đối phó với tình trạng này. (2) Trái Đất chỉ có thể được làm mát khi con người yêu thương Trái Đất như cách chúng ta trân trọng ngôi nhà của mình. (3) Bảo vệ Trái Đất không phải trách nhiệm của riêng cá nhân hay tổ chức nào mà là điều cần làm của tất cả chúng ta. (4) Mỗi cá nhân khi có một thay đổi nhỏ sẽ tạo ra tác động lớn đối với hành tinh. (5) Chúng ta có thể thực hiện lối sống xanh chỉ qua những việc làm nhỏ bé hằng ngày như: tắt điện khi không sử dụng, sử dụng túi vải khi đi chợ thay vì túi nilon, xóa email rác và dọn dẹp hòm thư điện tử một cách thường xuyên, hạn chế tình trạng vứt bỏ thức ăn, mua sắm quần áo có kế hoạch và hợp lí,… (6) Những hành động dù đơn giản nhưng phản ánh kiến thức về môi trường và ý thức bảo vệ Trái Đất của mỗi cá nhân. (7) Hi vọng thói quen sống xanh sẽ được hình thành ở mỗi người bởi bảo vệ Trái Đất cũng chính là bảo vệ ngôi nhà chung của nhân loại.

1 101 13/11/2024