Soạn bài Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (trang 110) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội trang 110 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 81 15/11/2024


Soạn bài Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội

* Nội dung chính: Văn bản cung cấp những thông tin về khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Soạn bài Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (trang 110) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (ảnh 1)

* Những vấn đề cần lưu ý

Câu 1 (trang 110 SGK Ngữ văn 9 Tập 2): Đối tượng chính được thuyết minh trong văn bản.

Trả lời:

- Đối tượng được thuyết minh: Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Câu 2 (trang 110 SGK Ngữ văn 9 Tập 2): Cách triển khai văn bản của người viết.

Trả lời:

- Người viết triển khai theo trình tự của không gian.

Câu 3 (trang 110 SGK Ngữ văn 9 Tập 2): Khả năng chuyển hóa bài viết thành một bài nói hấp dẫn giới thiệu di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long với du khách hoặc những người quan tâm.

Trả lời:

Kính thưa quý vị và các bạn, sau đây, tôi sẽ dẫn chúng ta làm một chuyến du ngoạn quanh khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long:

Hoàng thành Thăng Long, nơi kinh đô, nơi trái tim đất nước sẽ đón các bạn bằng vẻ đẹp tráng lệ, nguy nga. Mỗi bước chân tại nơi này, ta đã bước qua biết bao thăng trầm của lịch sử.

Hoàng thành Thăng Long được xây dựng vào khoảng thế kỉ thứ 11 với diện tích rộng lớn. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long có diện tích vùng lõi vào khoảng 18,395ha và vùng đệm khoảng 108 ha. Được chú ý nhất là khu Di tích Thành cổ Hà Nội và khu Di tích Khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu. Cùng với sự lớn lên của dân tộc, Hoàng thành chứng kiến biết bao mốc lịch sử trọng đại của nước ta.

Bên cạnh giá trị lịch sử, Hoàng thành còn là nơi lưu giữ phong tục tập quán, lối sống văn hóa và sinh hoạt lao động của cư dân Việt Nam xưa, đặc biệt là cư dân Đồng bằng Bắc bộ. Ngày nay, nhiều sự kiện tái hiện lại nếp sống và sinh hoạt xưa đã được tổ chức tại nơi này.

Ngoài ra, chính những nét văn hóa và mĩ thuật độc đáo được hình thành tại Thăng Long đã in đậm nên trên từng địa hình, kiến trúc của khu di tích. Điều này cũng phản ảnh quá trình phát triển lâu dài của Kinh đô xưa.

Ngày 31 tháng 7 năm 2010, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đó là sự khẳng định giá trị của một di tích, cũng là sự khẳng định bề dày văn hóa cho dân tộc ta.

Vậy nên, đến với Hà Nội, không thể không ghé thăm khu di tích cổ kính mà hào hùng này, đồng thời, cũng phải luôn gìn giữ và bảo vệ “chứng nhân lịch sử này”. Để các thế hệ mai sau còn có minh chứng để biết trân trọng trang sử của dân tộc và yêu thêm non nước mình!!!

1 81 15/11/2024