Soạn bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga (trang 71) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga trang 71 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 124 13/11/2024


Soạn bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Nhân vật anh hùng mà em yêu thích là ai? Điều gì ở nhân vật ấy gây ấn tượng nhất với em?

Trả lời:

- Nhân vật anh hùng mà em yêu thích nhất là Hai Bà Trưng.

- Nhân vật Hai Bà Trưng gây ấn tượng với em bởi tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm và ý chí kiên cường, bất khuất. Hai Bà Trưng đã mạnh mẽ đứng lên chống lại sự thống trị của nhà Hán, không chịu khuất phục trước ách đô hộ của phương Bắc. Với tài cầm quân và chiến lược tài tình, Hai Bà Trưng đã giành nhiều chiến thắng vang dội trước quân Hán, khiến kẻ thù phải kính nể.

* Đọc văn bản

1. Theo dõi: Hành động và lời nói của Lục Vân Tiên.

- Hành động: ghé lại, bẻ cây, nhắm làng xông vô.

- Lời nói: bớ đảng hung đồ, thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.

2. Hình dung: Hình ảnh Lục Vân Tiên giữa vòng vây của bọn cướp.

- Mặc dù chỉ có một mình và không có vũ khí nhưng Lục Vân Tiên vẫn can đảm “bẻ cây làm gậy” và bất chấp xông vào đương đầu với nhóm cướp mà không hề tỏ ra sợ hãi.

3. Theo dõi: Lời nói của nhân vật Kiều Nguyệt Nga.

- Từ câu thơ “Thưa rằng: “Tôi Kiều Nguyệt Nga” đến “Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”: qua những lời nói này cho thấy Kiều Nguyệt Nga vô cùng biết ơn và kính trọng Lục Vân Tiên vì chàng đã dũng cảm xông vào cứu nàng khỏi những tên cướp hung hãn.

4. Theo dõi: Lời đáp của Lục Vân Tiên.

- Từ câu thơ “Vân Tiên nghe nói liền cười:” đến “Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”: qua lời đáp này cho thấy Lục Vân Tiên không coi việc cứu Kiều Nguyệt Nga là điều đặc biệt. Chàng cho rằng đấy là việc nghĩa nên làm khi thấy người khác gặp nguy hiểm.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Đoạn trích kể về câu chuyện Lục Vân Tiên dũng cảm xông vào cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi nhóm cướp, cũng như sự biết ơn và kính trọng của Kiều Nguyệt Nga đối với Lục Vân Tiên.

Soạn bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga (trang 71) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Xác định bố cục của đoạn trích và nêu nội dung chính của từng phần.

Trả lời:

- Đoạn trích được chia làm 3 phần:

+ Phần thứ nhất: từ “Vân Tiên ghé lại bên đàng” đến “Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”: Lục Vân Tiên một mình xông vào đánh bại nhóm cướp để cứu Kiều Nguyệt Nga.

+ Phần thứ hai: từ “Dẹp rồi lũ kiến chòm ong” đến “Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”: lòng biết ơn của Kiều Nguyệt Nga đối với Lục Vân Tiên.

+ Phần thứ ba: sáu dòng thơ cuối: Lục Vân Tiên bày tỏ quan niệm sống và quan niệm về người anh hùng.

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Hãy chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời đối thoại của các nhân vật trong đoạn trích.

Trả lời:

- Lời người kể chuyện:

+ “Vân Tiên ghé lại bên đàng/ Bẻ cây làm gậy nhắm làng xông vô”.

+ Từ “Vân Tiên tả đột hữu xông” đến “Dẹp rồi lũ kiến chòm ong”.

- Lời đối thoại của các nhân vật:

+ Từ “Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ” đến “Truyền quân bốn phía phủ vậy bịt bùng”.

+ Từ “Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe nầy?” đến “Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Đọc mười bốn dòng thơ đầu và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Chỉ ra lí do khiến Lục Vân Tiên quyết định ra tay trừng trị bọn cướp.

b. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu thể hiện tính cách của nhân vật Lục Vân Tiên.

c. Cho biết người kể chuyện thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào đối với nhân vật Lục Vân Tiên.

Trả lời:

a. Các lí do khiến Lục Vân Tiên quyết định ra tay trừng trị bọn cướp.

- Lục Vân Tiên vô cùng phẫn nộ khi chứng kiến bọn cướp giở thói côn đồ, bất lương để gây hại cho dân chúng.

- Lục Vân Tiên là người dũng cảm và gan dạ, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác, mà không màng đến nguy hiểm của bản thân.

b. Một số từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu thể hiện tính cách của nhân vật Lục Vân Tiên.

- Từ ngữ “xông vô”: thể hiện sự dũng cảm, không sợ nguy hiểm của Lục Vân Tiên khi chứng kiến một cô gái yếu đuối, đơn độc bị một nhóm cướp bao vây.

- Hình ảnh:

+ Bẻ cây làm gậy nhắm làng xông vô: thể thiện tính quyết đoán, kiên định, dũng cảm, không khoan nhượng với kẻ ác của Lục Vân Tiên.

+ Vân Tiên tả đột hữu xông: Lục Vân Tiên là người rất linh hoạt, nhanh nhạy.

c. Thái độ, tình cảm của người kể chuyện đối với nhân vật Lục Vân Tiên.

- Thông qua cách miêu tả, phân tích tính cách và hành động của Lục Vân Tiên, người kể chuyện đã thể hiện rõ sự ngợi ca, thán phục với nhân vật.

Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiều Nguyệt Nga. Những từ ngữ, hình ảnh nào khiến em có cảm nhận như vậy?

Trả lời:

- Cảm nhận về nhân vật Kiều Nguyệt Nga: Kiều Nguyệt Nga là một cô gái có phẩm chất tốt, biết giữ gìn nhân cách và danh dự. Nàng còn là người khiêm tốn, biết cư xử đúng mực trong mọi tình huống. Đặc biệt, Nàng rất trọng ân nghĩa, luôn biết ơn những người đã giúp đỡ mình.

- Những từ ngữ, hình ảnh khiến em có cảm nhận như vậy:

+ Từ ngữ: quân tử, chàng, thiếp, đền ơn.

+ Hình ảnh: Kiều Nguyệt Nga quỳ lạy Lục Vân Tiên.

Câu 5 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Câu nói nào của Lục Vân Tiên đã thể hiện quan niệm của nhân vật về người anh hùng? Em có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?

Trả lời:

- Những câu nói của Lục Vân Tiên đã thể hiện quan niệm của nhân vật về người anh hùng:

+ Làm ơn há dễ trông người trả ơn.

+ Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.

+ Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

- Em hoàn toàn đồng ý với quan niệm này của Lục Vân Tiên. Bởi là người anh hùng thì phải xả thân vì nghĩa, sẵn sàng cứu giúp và đem lại điều tốt đẹp cho mọi người mà không chút so đo tính toán thiệt hơn, không cần trả ơn.

Câu 6 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong đoạn trích.

Trả lời:

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Tác giả đã sử dụng những câu thoại để miêu tả một cách sinh động, phong phú về tâm lí, tình cảm, cảm xúc của nhân vật.

+ Tác giả sắp xếp các nhân vật xuất hiện trong những tình huống phù hợp, giải quyết được những điểm cao trào của câu chuyện.

- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: giản dị, gần gũi, đậm chất địa phương; vận dụng thành thạo các từ Hán Việt và điển tích, điển cố; tạo nên vẻ đẹp thanh nhã, trang trọng phù hợp với truyền thống thơ ca Việt Nam.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật chủ yếu được khắc họa qua ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động,…

* Viết kết nối với đọc

Câu hỏi (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích nét tính cách mà em yêu thích ở một nhân vật trong đoạn trích.

Trả lời:

Trong đoạn trích Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga, em rất ấn tượng với nét tính cách của nhân vật Kiều Nguyệt Nga. Những nét tính cách ấy được thể hiện rõ thông qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ của nàng. Trước hết, Kiều Nguyệt Nga được miêu tả là một cô gái yếu đuối. Khi bị những tên cướp bao vậy, nàng không thể tự bảo vệ mình mà chỉ biết khóc lóc, van xin. Tuy nhiên, nhờ sự cứu giúp của Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ một nét tính cách khác – dịu dàng, khiêm tốn, cư xử đúng mực, trọng ân nghĩa. Nàng khiêm nhường gọi Lục Vân Tiên là “quân tử” và xưng mình là “tiện thiếp”, cách xử hô này của nàng rất dịu dàng, mực thước. Hay khi trả lời Vân Tiên, nàng trình bày rất rõ ràng, khúc chiết, vừa đáp ứng đầy đủ thông tin thăm hỏi vừa tỏ lòng cảm kích, biết ơn chàng. Qua đoạn trích này, em thấy được sự dịu dàng, nết na, lương thiện của nàng. Đây chính là điểm nổi bật của nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích.

1 124 13/11/2024