Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 83 lớp 9 Tập 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Với soạn bài Củng cố, mở rộng trang 83 Tập 1 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 346 13/11/2024


Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 83 Tập 1

Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): So sánh và nêu nhận xét về cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ (từ câu Bóng hồng nhác thấy nẻo xa đến câu Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha) với đoạn trích sau:

Hai nàng tránh không được, phải cùng bước ra chào. Kim Trọng chắp tay cũi lễ rồi lui ra thì thấy Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào; còn Thúy Vân thì tinh thần tĩnh chính(1), dung mạo(2) đoan trang, có một phong thái riêng, khó mô tả.

Bị sắc đẹp quyến rũ, Kim Trọng bất giác thần hồn phiêu bạt, nghĩ thầm: “Nọc tương tư(1) này tai hại lắm đây”. Lại âm thầm phát thệ(2): “Mình mà không được hai nàng làm vợ thì suốt đời sẽ chẳng lấy ai”. Nhưng vì ngại có Vương Quan, không tiện đứng lâu, đành cùng nhau từ biệt.

Đồng thời, Vương Viên ngoại(3) cũng sai người đem kiệu đến đón. Hai nàng lên kiệu về nhà.

(Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều Truyện, Nguyễn Đức Vân – Nguyễn Khắc Hanh dịch, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và hiệu đính,

NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008, tr. 17 – 18)

Trả lời:

- Giống nhau:

+ Miêu tả vẻ đẹp tinh khôi, thanh nhã của chị em Thúy Kiều và Thúy Vân qua cái nhìn của Kim Trọng.

+ Miêu tả tâm trạng rối bời, khó xử của Kim Trọng khi không biết chọn ai giữa hai “mĩ nhân” là Thúy Kiểu và Thúy Vân.

+ Ngôn ngữ được sử dụng rất hàm súc, mượt mà, giàu hình ảnh và nhạc điệu.

- Khác nhau:

Tiêu chí

Đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ

Đoạn trích Kim Vân Kiều Truyện

Ngoại hình nhân vật

Miêu tả khái quát.

Miêu tả chi tiết, tỉ mỉ.

Cảm xúc nhân vật

Tập trung khai thác những cảm xúc tình yêu đôi lứa của cả Kim và Kiều.

Tập trung khai thác sâu hơn khía cạnh tâm lí, tình cảm, cảm xúc của Kim Trọng khi đứng trước hai tuyệt sắc giai nhận là Thúy Kiều và Thúy Vân.

Câu 2 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Kẻ bảng vào vở theo mẫu dưới đây và điền thông tin phù hợp về các văn bản đọc trong bài:

STT

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Chủ đề

Đặc sắc nghệ thuật

Trả lời:

STT

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Nội dung chủ đề

Đặc sắc nghệ thuật

1

Kim – Kiểu gặp gỡ

Nguyễn Du

Truyện thơ Nôm

Cuộc gặp gỡ định mệnh của Kim – Kiều.

Phát huy sự phong phú của tiếng Việt; sáng tạo các yếu tố ngôn ngữ vay mượn; việt hóa hệ thống từ Hán Việt; bút pháp tả cảnh ngụ tình.

2

Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga

Nguyễn Đình Chiểu

Truyện thơ Nôm

Lục Vân Tiên dũng cảm cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi đám cướp và sự cảm kích của Kiều Nguyệt Nga đối với Lục Vân Tiên.

Ngôn ngữ giản dị, gần gũi; sử dụng nhuần nhuyễn từ Hán Việt và điển tích, điển cố.

3

Tự tình (Bài 2)

Hồ Xuân Hương

Thất ngôn bát cú Đường luật.

Số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến; khát vọng mãnh liệt về tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ.

Ngôn ngữ sinh động, gợi cảm; mang tính triết lí, trữ tình sâu sắc; mang tính “tự sự”.

Câu 3 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1): Tự chọn một đoạn thơ (tối thiểu 12 câu) trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) hoặc Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Xác định bố cục của đoạn trích và nêu ý chính của từng phần.

b. Phân tích hình tượng thiên nhiên hoặc hình tượng con người trong đoạn trích.

c. Chỉ ra những nét đặc sặc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

Trả lời:

Chọn đoạn thơ trong Truyện Kiều (Nguyễn Du). Đoạn tả cảnh ngày xuân (từ câu 39 đến câu 56); “Ngày xuân con én đưa thoi… Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”.

a. Bố cục của đoạn trích và ý chính của từng phần.

- Bố cục: được chia làm 3 phần.

+ Phần 1: (từ câu 39 đến câu 42): miêu tả khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, lãng mạn của mùa xuân.

+ Phần 2: (từ câu 43 đến câu 50): miêu tả không khí náo nhiệt, tưng bừng của lễ hội mùa xuân.

+ Phần 3: (từ câu 51 đến câu 56): miêu tả cảnh tượng khi Kim Trọng và Thúy Kiều chuẩn bị chia tay nhau sau cuộc gặp gỡ chóng vánh.

b. Phân tích hình tượng thiên nhiên trong đoạn trích.

- Hình ảnh “con én đưa thoi” báo hiệu một mùa xuân tươi đẹp đang đến. Cỏ non xanh tươi, vươn dài đến tận chân trời, tạo nên một khung cảnh bao la và yên bình. Trên những cành lê, điểm xuyết những bông hoa trắng tinh khôi, càng tô thêm vẻ đẹp rạng rỡ cho khung cảnh mùa xuân.

- “Thanh minh trong tiết tháng ba” người dân tấp nập trong lễ tảo mộ và hội đạp Thanh. Không gian nhộn nhịp với những đống hoa giấy, thoi vàng rắc rơi, làm bay bổng niềm vui đón chào mùa xuân của các tài tử, giai nhân.

- “Tà tà bóng chiều ngả về tây” chị em thơ thẩn ra về, bước dọc theo con suối nhỏ để ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên bình yên mà thơ mộng. Dòng nước uốn quanh co, dẫn tới cái cầu nhỏ nằm ngang cuối ghềnh làm cho bức tranh thiên nhiên ấy trở nên đẹp đẽ và sinh động hơn.

c. Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

- Những nét đặc sắc về nội dung:

+ Tả cảnh thiên nhiên đẹp đẽ trong mùa xuân.

+ Phản ánh phong tục, tập quán trong dịp Thanh minh.

+ Không khí vui tươi, náo nhiệt trong ngày hội xuân.

+ Thể hiện sự quan sát, cảm nhận tinh tế của tác giả về phong cảnh thiên nhiên, gợi lên nỗi luyến tiếc khi mùa xuân qua đi.

- Những nét đặc sắc về nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh, sinh động.

+ Kết hợp hài hòa giữa tả cảnh và miêu tả con người.

+ Sử dụng các biện pháp tu từ độc đáo.

1 346 13/11/2024