Soạn bài Văn hóa đọc với nhà văn và độc giả trong thời đại công nghệ số (trang 123) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Với soạn bài Văn hóa đọc với nhà văn và độc giả trong thời đại công nghệ số trang 123 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Văn hóa đọc với nhà văn và độc giả trong thời đại công nghệ số
* Đọc văn bản
1. Theo dõi: Nội dung chính của văn bản là gì?
Trả lời:
- Nội dung chính của văn bản là bàn về tác động của công nghệ số và các phương tiện nghe – nhìn đối với văn hóa đọc.
2. Theo dõi: Cách mở đầu, dẫn dắt và nêu câu hỏi của người phỏng vấn.
Trả lời:
- Người phỏng vấn đã mở đầu bằng việc nêu ra hàng loạt tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sau đó dẫn dắt sang vấn đề văn hóa đọc và cuối cùng là đặt câu hỏi cho nhà văn về văn hóa đọc trong thời đại công nghệ số.
3. Theo dõi: Cách trả lời của người được phỏng vấn.
- Người được phỏng vấn khẳng định, công nghệ số khiến con người dành ít thời gian cho việc đọc sách hơn.
4. Theo dõi: Cách triển khai các luận điểm trong câu hỏi phỏng vấn.
- Người phóng vấn đặt câu hỏi dựa trên cơ sở từ câu trả lời của người được phòng vấn: đi từ sự khẳng định việc thay đổi văn hóa đọc trong câu trả lời để liên hệ, đặt câu hỏi liên quan đến sự ảnh hưởng của vấn đề này đối với chính nhà văn,
5. Theo dõi: Cách tiếp nối, duy trì và phát triển vấn đề trong câu hỏi phỏng vấn.
- Người phỏng vấn mở rộng vấn đề từ các tác phẩm được chuyển thể thành phim và phát triển nó việc so sánh sự khác biệt giữa các tác phẩm văn học và những bộ phim được chuyển thể.
6. Theo dõi: Cách nêu câu hỏi kết thúc cuộc phỏng vấn.
- Người phỏng vấn đặt ra câu hỏi mang tính chất giả tưởng nhằm khơi gợi câu trả lời thể hiện được quan điểm riêng của nhà văn về một vấn đề mang tính triết lí.
7. Chú ý: Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện phép lịch sử và ý thức tôn trọng người được phỏng vấn.
- Người phỏng vấn khi đặt câu hỏi thường sử dụng cụm từ “Thưa nhà văn”. Khi kết thúc cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn cũng gửi lời cảm ơn và lời chúc tới nhà văn Nguyễn Nhật Ánh – người được phỏng vấn.
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Văn bản là một cuộc phỏng vấn giữa người phỏng vấn và nhà văn Nguyễn Nhật Ánh bàn luận về tác động của công nghệ số và các phương tiện nghe – nhìn đối với văn hóa đọc sách truyền thống.
Câu 1 (trang 123 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Vấn đề mà cuộc phỏng vấn để cập được trình bày ở phần nào của văn bản?
Trả lời:
- Vấn đề mà cuộc phỏng vấn để cập được trình bày ở phần đầu của văn bản.
Câu 2 (trang 123 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Vấn đề chính của cuộc phỏng vấn được triển khai bằng mấy câu hỏi? Nêu rõ mối quan hệ giữa vấn đề chính và các thông tin được triển khai trong hệ thống câu hỏi phỏng vấn.
Trả lời:
- Vấn đề chính của cuộc phỏng vấn được triển khai bằng 5 câu hỏi.
- Vấn đề chính và các thông tin được triển khai trong hệ thống câu hỏi phỏng vấn có mối quan hệ logic, liên kết với nhau từ đầu đến cuối. Hệ thống câu hỏi phỏng vấn đã từng bước khai thác thông tin nhằm làm rõ quan điểm của nhà văn về vấn đề chính được đề cập.
Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Câu trả lời của người được phỏng vấn có quan hệ như thế nào với vấn đề được nêu trong câu hỏi?
Trả lời:
- Câu trả lời của người được phỏng vấn có quan hệ chặt chẽ, liên quan trực tiếp với vấn đề được nêu trong câu hỏi. Mọi câu trả lời đều xoay quanh các vấn đề được đề cập trong câu hỏi của người phỏng vấn và thể hiện được sự logic, tính cụ thể về quan điểm của người được phỏng vấn đối với vấn đề.
Câu 4 (trang 123 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Những yếu tố ngôn ngữ nào thể hiện phép lịch sự và ý thức tôn trọng người được phỏng vấn trong cách đặt vấn đề, triển khai vấn đề và kết thúc cuộc phỏng vấn?
Trả lời:
- Những yếu tố ngôn ngữ nào thể hiện phép lịch sự và ý thức tôn trọng người được phỏng vấn:
+ Đặt câu hỏi với cụm từ thể hiện thái độ tôn trọng: “thưa nhà văn”
+ Kết thúc cuộc phỏng vấn bằng lời cảm ơn và lời chúc.
* Viết kết nối với đọc
Câu hỏi (trang 123 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nếu được phỏng vấn một nhà văn hoặc nhà thơ về một vấn đề mà em quan tâm, em sẽ chọn vấn đề gì? Nêu 3 - 5 câu hỏi mà em dự định trao đổi với tác giả đó, đồng thời đóng vai tác giả để trả lời các câu hỏi vừa nêu.
Trả lời:
Vấn đề quan tâm: Quá trình sáng tạo một tác phẩm văn học và vai trò của sáng tạo trong sáng tác văn học. |
|
Câu hỏi |
Câu trả lời |
1. Thưa nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, có thể nói trong hơn một thập kỉ qua, các tác phẩm của chị đã được rất nhiều độc giả đón nhận như “Ngọc đèn không tắt” (2000), “Cánh đồng bất tận” (2005), “Yêu người ngóng núi” (2009), “Khói trời lộng lẫy” (2010),… Các tác phẩm của chị đều thu hút được một lượng lớn bạn đọc, và nhiều người thắc mắc rằng không biết quá trình chị sáng tác ra một tác phẩm văn học như thế nào? Chị có thể chia sẻ đôi chút với bạn đọc về quá trình này được không? |
Với tôi, sáng tác là một quá trình “thai nghén” tác phẩm nghệ thuật dài hơi. Để hình dung một cách dể hiểu, quá trình sáng tạo của tôi thường trải qua bốn giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là nảy sinh ý tưởng từ các nguồn cảm hứng khác nhau. Giai đoạn hai là xác định phạm vi và thu thập chất liệu nghệ thuật phục vụ cho quá trình viết văn. Giai đoạn ba là định hình, sắp xếp các nhân vật, tình huống, diễn biến câu chuyện và thông điệp một cách khái quát. Giai đoạn cuối cùng là bắt tay vào viết văn dựa trên bản thảo đã soạn. Đó là bốn giai đoạn cơ bản trong quá trình sáng tác ra một tác phẩm văn học của tôi. |
2. Theo chị, sáng tạo có được coi là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sáng tác văn học hay không? |
Tôi nghĩ sáng tạo chính là điều cần thiết nhất, quan trọng nhất trong quá trình sáng tác văn học. Nó là yếu tố làm nên một nhà văn chân chính. Với tôi không có sáng tạo, người viết văn chỉ được coi là thợ viết chứ không phải là một nhà văn. |
3. Hiện nay, đạo văn đang trở thành một vấn đề nổi cộm, chị có quan điểm như thế nào đối với vấn đề này? |
Sáng tác văn học là một quá trình lao động nghệ thuật gian khổ bởi thế đạo văn là một hành vi cực kì đáng lên án, đặc biệt là trong thời đại này. Chúng ta đều hiểu, đạo văn chính là ăn cắp chất xám của người khác, đây là một hành vi sai trái, thiếu đạo đức vô cùng. Là một người yêu văn và viết văn, tôi không bao giờ chấp nhận hành vi này. |
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 9 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 9 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 9 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 9 - Global success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 9 Global success đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 9 Global success đầy đủ nhất
- Giải sbt Địa lí 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 – Kết nối tri thức