Soạn bài Viết bài Tập làm văn số 5 – Nghị luận xã hội hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Viết bài Tập làm văn số 5 – Nghị luận xã hội Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Viết bài Tập làm văn số 5 – Nghị luận xã hội để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 1,051 18/02/2022
Tải về


Soạn bài Viết bài Tập làm văn số 5 – Nghị luận xã hội - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Viết bài Tập làm văn số 5 – Nghị luận xã hội ngắn gọn 

Đề 1 (trang 33 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người.

* Dàn ý:

A. Mở bài:

- Giới thiệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ, một nhà cách mạng đại tài, người con là nhà thơ nhà danh nhân văn hóa thế giới. Trong cuộc đời người đã để lại cho đất nước con người Việt Nam rất nhiều truyền thống quý báu. Nhưng có lẽ cái đáng nhớ nhất ở người chính là tư cách đạo đức tinh thần Cần- Kiệm- Liêm- Chính- Chí – Công- Vô -Tư.

B. Thân bài:

- Nhân dân ta đất nước ta cảm thấy như thế nào về Người? Đất nước chúng ta luôn tự hào về người, bởi người chính là sự kết tinh của vì sao tinh tú nhất. Người là ánh sáng, là niềm tin cho muôn dân soi vào. Ở bất kỳ vai trò nào người cũng hoàn thành vai trò, nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc.

- Phân tích vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi là một nhà lãnh đạo cách mạng như thế nào? Trong vai trò một người lãnh tụ người đã dẫn dân tộc Việt Nam ra khỏi đêm tối nô lệ. Người lên đường bôn ba khắp năm châu để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc ta. Đó chính là con đường cách mạng theo đường lối Mác – Lê Nin.

- Nhờ con đường mà Người tìm thấy mà dân ta thoát khỏi kiếp tối tăm. Tổ quốc ta trở thành nước độc lập, người dân của ta ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc, ai cũng được học hành.

-Với cương vị một người đứng đầu người đã đối xử với dân chúng của mình ra sao? Với cương vị một người cha già dân tộc người đã chăm lo, quan tâm tới đời sống của tất cả người dân. Bác đã lo lắng cho từng người già, trẻ nhỏ, từng người chiến sĩ. Biết bao nhiêu đêm Bác thức trắng, trằn trọc không ngủ khi lo lắng cho những người dân cho, số phận của dân tộc mình.

- Trong vai trò một nhà danh nhân văn hóa người đã có những đóng góp gì? Trong vai trò một nhà văn, nhà thơ một danh nhân văn hóa Bác Hồ cũng đã để lại nhiều tác phẩm hay, gây được tiếng vang lớn như tập thơ “Nhật ký trong tù”, Cảnh khuya, hay “Bản tuyên ngôn độc lập”…những tác phẩm của Bác không chỉ hay về mặt nghệ thuật mà nó có tác động sâu sắc tới tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng của quần chúng nhân dân. Nó còn là thanh gươm sắc bén nhằm thẳng vào những kẻ xâm lược, gây ra cuộc chiến tranh phi nghĩa, bất lương.

- Tính cách và phong cách sống hàng ngày của người như thế nào? Trong cuộc sống hàng ngày, Bác là người vô cùng giản dị, nếp sống mộc mạc, chân thành, tiết kiệm của Bác là tấm gương sáng cho thế hệ chúng ta hôm nay phải noi theo.

- Mỗi bữa cơm của người chỉ vài miếng cá kho, rau luộc, tương cà. Người bảo đất nước ta còn nghèo phải tiết kiệm vì miền Nam thân yêu còn chưa được giải phóng. Bác chăn nuôi ao cá, tự trồng rau, nuôi gà…để tạo ra những thực phẩm thiết yếu phục vụ cho mình.

- Nêu cảm nghĩ của bản thân với người như thế nào? Bác hy sinh rất nhiều, cống hiến rất nhiều nhưng chưa bao giờ người tư lợi một điều gì cho riêng mình. Người sống an nhiên, ra đi thanh thản. Cái người băn khoăn mãi trước lúc lâm chung đó chính là việc quê hương miền Nam của chúng ta vẫn chưa hoàn toàn giải phóng. Đúng như hai câu thơ mà nhà thơ Tố Hữu đã viết tặng Bác Hồ:

“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người”

Trong bản Di chúc trước lúc ra đi người đã viết lại rằng “Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng…”

C. Kết bài

- Nhắc tới Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dân ưa chuộng hòa bình trên thế giới vô cùng yêu mến, nể phục còn với kẻ thù thì đó là nỗi khiếp sợ không bao giờ dứt.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi nhưng những tư tưởng chân lý của người vẫn còn sáng mãi. Các thế hệ nối tiếp Người sẽ luôn phải phát huy và làm theo những lời người đã khuyên nhủ, dạy dỗ.

* Bài mẫu

Có một con người mà khi nhắc đến tên, những người Việt Nam đều vô cùng kính yêu và ngưỡng mộ , đó là Hồ Chí Minh: vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.

Trước hết ta thấy Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Bác là người chiến sỹ tiên phong trên mặt trận cứu nước đầy gian khổ, lãnh đạo dân ta tới chiến thắng, khai sáng nền độc lập tự do ở đất nước Việt Nam. Người bôn ba khắp năm châu bốn bể tìm đường đi và tương lai cho đất nước, giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Người đã dẫn dắt dân tộc ta thoát khỏi đói nghèo, đi lên xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp. Tư tưởng của Người có giá trị vô cùng to lớn đối với Cách Mạng Việt Nam, nhân dân Việt Nam. Người đã hy sinh cả cuộc đời vì nền độc lập tự do của dân tộc, Người yêu nước thương dân sâu sắc, bởi vậy triệu triệungười dân Việt Nam đều là con cháu của Người. Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng cách đối xử của Bác đối với cá nhân từng người vô cùng thân mật và gần gũi:

“Bác ơi tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông mọi kiếp người .”

(Tố Hữu)

Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc Việt Nam lại có một vị lãnh tụ giản dị và gần gũi với mọi người như thế: Sống trong ngôi nhà sàn nhỏ, ăn những món ăn dân dã, mặc áo bà ba nâu và tư trang chỉ là một chiếc rương nhỏ và mấy bộ quần áo bạc màu… Có lẽ bởi vậy mà với người Việt Nam, Bác Hồ không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là vị lãnh tụ vĩ đại được mọi người dân Việt Nam kính yêu và ngưỡng vọng .

Bác Hồ còn được biết đến ở cương vị một danh nhân văn hoá thế giới. Bác dã từng là chủ bút tờ báo “Người cùng khổ ”ở Pháp, đã từng viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”gây tiếng vang lớn. Người còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam với những tập truyện ký bằng tiếng Pháp,“Tuyên ngôn độc lập” và "Nhật ký trong tù”cùng rất nhiều những vần thơ khác nữa… Bác Hồ đã từng đi khắp các châu lục trên thế giới, thông thạo nhiều thứ tiếng, am hiểu nền văn hoá của nhiều dân tộc. Bác đã rèn giũa và tạo dựng cho mình một phong cách riêng, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, thanh cao và giản dị, giữa tinh hoa văn hoá nhân loại và tinh hoa văn hoá Việt Nam .

Mặc dù Bác đã đi xa nhưng trong lòng mọi người dân Việt Nam Bác vẫn là người đẹp nhất:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

Càng tìm hiểu về cuộc đời vĩ đại và cao đẹp của Bác, em càng kính yêu và tự hào về Bác hơn. Điều đó khơi dậy trong em mong muốn học tập, phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện để trở thành con người có ích cho xã hội.

Bác là tinh hoa khí phách của dân tộc, cuộc đời của Bác là một tấm gương sáng. Bởi vậy mà chúng ta cần “Sống, chiến đấu ,lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại ”.

Đề 2 (trang 34 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công (như anh Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, dùng chân viết chữ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ; anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự học, trở thành nhà thơ; anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn,...) Lấy nhan đề "Những người không chịu thua số phận", em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về những con người ấy.  

* Dàn ý

I. Mở bài :

- Giới thiệu khái quát những tấm gương tiêu biểu trên một số lĩnh vực

- Họ đều giống nhau ở điểm : vượt lên số phận để sống, học tập, cống hiến cho xã hội

II. Thân bài :

a. Ca ngợi một số tấm gương không chịu thua số phận

- Chọn những tấm gương tiêu biểu được đài báo nói đến:

+ Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký

+ Nhà thơ Đỗ trọng khôi

+ Vận động viên Paragames

+ Kỹ sư máy tính ……

Cần kể ngắn gọn, giới thiệu được ý thức vươn lên chiến thắng số phận của họ

b. Suy nghĩ về những con người ấy

+ Họ đáng cảm phục

+ Chiến thắng số phận bằng ý chí nghị lực

+ Họ cho ta hiểu sức mạnh của ý chí nghị lực

+ Họ đã “tàn” Nhưng không “phế” lại còn mang đến cho xã hội những thành quả vô giá

- Vì sao họ có thể “không chịu thua số phận” ?

- Ý thức về bản thân và cuộc đời

- Ước muốn có cuộc sống tốt đẹp,có ích.

- Họ có ý thức,kiên trì vượt khó

- Sự giúp đỡ của mọi người

c. Trách nhiệm của mỗi chúng ta và xã hội với họ như thế nào?

- Cảm thông, tôn trọng họ

- Giúp đỡ họ nếu có điều kiện và khi họ cần

- Tạo điều kiện để những người như họ được phát huy khả năng

III. Kết luận:

- Quyết tâm học tập những tấm gương đó

* Bài mẫu

“Số tôi khổ…”, “số đã thế rồi…”, “phận nghèo…”, “số nó phải thế..”. Không khó để có thể lắng nghe những lời than vãn này kèm theo đó là những khuôn mặt tiếc nuối với lời ước “giá như…”. Đành rằng đó gần như là những câu cửa miệng của nhiều người nhưng có lẽ quan niệm về sự an bài của số phận giống như một cái bóng đen, mà nguồn gốc của nó từ nền phong kiến với những nếp nghĩ lạc hậu, đã bao phủ con người trong những quẩn quanh, bế tắc mà đôi khi là tuyệt vọng. Bởi lẽ “đường chỉ tay nói lên số phận nhưng nó luôn nằm trong bàn tay ta” và “những người không chịu thua số phận” hay chính là những người bản lĩnh đã kiến tạo cuộc sống theo cách của chính mình?

“Số phận” là những điều đã được an bài từ trước theo quy luật của thiên mệnh hay là cách chúng ta thường nói về những khó khăn trở ngại trong cuộc đời? Nếu hiểu “số phận” gắn với những lời thở than, trách móc thì cụm từ này thiên nhiều về hàm ý nói về những rào cản, những “ranh giới” trong cuộc sống. “Những người không chịu thua số phận” là những người có bản lĩnh và nghị lực để vượt qua những ranh giới ấy.

Cách chúng ta hơn nửa thế kỉ người bác sĩ trẻ tuổi Đặng Thùy Trâm đã từng nêu cao một lý tưởng sống “đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”. Người con gái ấy đã sống trọn và đúng nghĩa 28 năm cuộc đời ngắn ngủi cho Đảng, cho đất nước, cho tự do. “Giông tố” mà người cách mạng trẻ tuổi này phải chịu có lẽ khốc liệt hơn bao giờ hết, sinh mạng mong manh hơn bao giờ hết. Đó là những tháng năm chiến đấu ác liệt mà biết bao người như chị đã trải qua, quyết liệt và tàn khốc đến mức “nơi đây, mọi sắt thép đều tan chảy, chỉ có con người là vững vàng đi qua”. Họ đã không chịu thua số phận. Vì một niềm tin về tương lai tươi sáng hơn, vì một cuộc đời sống sao cho mỗi ngày đều xứng đáng, hay vì sự kiên cường của họ để bảo vệ những người thân thương nhất, bảo vệ hai tiếng thân thương nhất: đất nước?

Cuộc sống vẫn luôn tồn tại những cơn “giông tố” khiến chúng ta phải vấp ngã, phải gục ngã không chỉ một mà có khi rất nhiều lần cho đến khi ta lựa chọn đi xuyên qua nó hoặc chấp nhận gục ngã. Nhưng “khi anh bước ra khỏi cơn bão , anh sẽ không giống như anh của trước kia, người đã bước vào cơn bão” (Haruki Murakami”. Bởi vậy, sau cơn bão ta không thấy một Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay, một cậu học sinh gầy gò ốm yếu, ta thấy một Nhà giáo ưu tú, một con người bản lĩnh, một người truyền lửa. sau những giông bão ta không còn thấy ở bà Phạm Thị Huệ bóng dáng của người bị nhiễm HIV, ta thấy người phụ nữ dám công khai căn bệnh thế kỉ của mình, một tình nguyện viên của Liên Hợp Quốc. Họ đã vượt qua giông bão, vượt qua số phận. Họ thay đổi cuộc đời của chính mình bằng những nỗ lực, những ý chí, những đau đớn, sự kiên trì trước hết là trong thầm lặng.

Trong cuộc sống, bên cạnh những con người bị bóng đen số phận bao phủ vẫn luôn có những con người không bao giờ chịu cúi đầu trước số phận. Họ đã có những phút giây đau đớn, mệt mỏi và có đôi khi là những phút ngã lòng, nhưng họ đã vượt qua bằng những ý chí và nghị lực phi thường nhưng không bất thường. Những cơn giông bão có thể là rào cản nhưng hoàn toàn trở thành động lực để ta trở nên tốt đẹp hơn, ít nhất là so với trước kia. Bởi lẽ để vượt qua giông bão, bạn buộc phải trở nên mạnh mẽ. Chính những tấm gương ấy đã truyền một ngọn lửa ý chí. Nhưng ý nghĩ là nụ hoa nhưng hành động mới là quả ngọt. Cuộc sống chưa bao giờ được lập trình sẵn, sẽ luôn có những chông gai, bởi vậy sự chuẩn bị hành trang về kiến thức và thực tế luôn là những điều thiết yếu. Chúng ta có thể trở nên mạnh mẽ bằng nhiều cách, tự lực và cả việc trân trọng những sự giúp đỡ từ người khác và giúp đỡ người khác.

Số phận của tôi là một trang giấy có thể không hoàn hảo nhưng là tự tôi viết nên trên trang vở cuộc đời và tôi biết cuộc sống ấy sẽ xứng đáng với những gì tôi viết. Điều quan trọng là tôi và bạn sẽ viết điều gì trên những trang vở đó mà không phải hai chữ “bỏ cuộc”.  

Đề 3 (trang 34 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng tại cuộc thi quôc tế về toán, lí, ngoại ngữ,...Năm 2004, sinh viên Việt Nam lại đoạt giải vô địch cuộc thi Robocon châu Á tại Hàn Quốc. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó. 

* Dàn ý

I. Mở bài:

- Tinh thần hiếu học, vượt khó đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.

- Giới trẻ ngày nay tiếp thu truyền thống quý báu của ông cha và không ngừng làm vẻ vang truyền thống đó.

- Vượt lên gian khó, đã biến những ước mơ thành hiện thực và gặt hái những thành công ( đem những tấm huy chương vàng, đem vinh quang về cho Tổ quốc).

II. Thân bài:

1. Tình hình đất nước Việt Nam trong thời đại mới:

- Đất nước: nghèo nàn, lạc hậu, cơ sở vật chất chưa phát triển, đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, đời sống của nhân dân so với các nước tiên tiến trên thế giới còn thua kém nhiều về mọi mặt,…

- Về thanh niên Việt Nam trong thời đại mới (luôn khao khát, ước mơ dù bất cứ hoàn cảnh nào, khát vọng biến ước mơ thành hiện thực).

2. Những thành công đã đạt được (của HS, sinh viên) trong các cuộc thi:

- Thành tích: trong các kì thi quốc tế về các môn khoa họccơ bản, HS, sinh viên Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích, đặt biệt là trong những năm gần đây.

- Cảm nhận của bản thân về những thành tích đó.

3. Nguyên nhân của những thành công:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành đặc biệt là ngành Giáo dục và Đào tạo ( tạo môi trường, đầu tư…)

+ Được sự quan tâm, động viên, tạo điều kiện của gia đình,thầy cô, bạn bè, người thân…

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Có nghị lực, quyết tâm, thông minh, năng động, sáng tạo,có phương pháp học tập tốt.

+ Luôn mơ ước và khát khao biến ước mơ thành hiện thực.

+ Có tinh thần thi đấu quyết liệt vì màu cờ, sắc áo, vì niềmtự hào dân tộc.

4. Suy nghĩ về họ và những điều mà họ đạt được:

- Là những tấm gương sáng về lòng quyết tâm, nghị lực vượt lên gian khó.

- Là tấm gương điển hình của những con người sống để mơ ước– khát khao – cống hiến.

- Là những con người có công lớn với đất nước, làm rạng danh non sông gấm vóc Việt Nam.

III. Kết bài:

- Thành công của họ chứng tỏ con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn tiềm tàng một sức mạnh nội lực sẵn sàng vượt lên gian khó.

- Họ có thể làm được những điều lớn lao như bất kì một cường quốc nào trên thế giới. Đó là niềm tự hào của “con Rồng cháu Tiên”.

- Cảm phục trước tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, nghị lực, quyết tâm, lòng đam mê.

* Bài mẫu

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Quyết tâm thực hiện tốt lời Bác dạy, ngày nay đất nước Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế. Đó là những tấm gương tiêu biểu cho lòng say mê, cần cù học tập, năng động, sáng tạo và ý chí vượt lên hoàn cảnh để bước đến thành công.

Nhắc đến thành tích của đội tuyển Việt Nam khi tham dự các kỳ thi Toán Quốc tế, nhiều người hẳn vẫn chưa quên hình ảnh cậu học sinh Việt Nam nhỏ nhắn, người đã vinh dự được đích thân tổng thống nước Cộng hòa Ru-ma-ni tro huy chương vàng Toán quốc tế lần thứ 40 tổ chức tại Bu-ca-rét năm 1999. Đó là Lê Thái Hoàng, học sinh lớp 12A khối phổ thông chuyên Toán trường Đại học sư phạm Hà Nội. Tại cuộc thi này, Hoàng đã cùng đội tuyển Việt Nam vươn lên đứng hàng thứ hai trên thế giới.

Nếu như Lê Thái Hoàng nổi tiếng với tấm huy chương vàng bộ môn Toán, thì Nguyễn Bích Hoàng Anh, sinh viên năm I ngành Công nghệ thông tin Đại học Khoa học tự nhiên, đã xuất sắc đem về cho đất nước tấm huy chương bạc Olympic Tin học quốc tế tại Ba Lan. Và gần đây nhất là sinh viên Đại học Bách Khoa Việt Nam đoạt giải vô địch cuộc thi Robocon châu Á tại Hàn Quốc 2004. Đó chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng số những gương mặt học sinh, sinh viên Việt Nam tiêu biểu. Chúng ta được biết đến họ qua các phương tiện truyền thông và đều thật sự rất thán phục họ. Thế nhưng tại sao họ có thể đạt được những kỳ tích vẻ vang như thế? Đó trước hết là nhờ lòng hăng say, miệt mài học tập.

Thomas Edison đã từng nói: “Thiên tài là 1% cảm hứng cộng với 99% khổ luyện”. Nếu như bạn không cố gắng học tập, rèn luyện, trau dồi tri thức và đem áp dụng những kiến thức mới đó vào cuộc sống thì liệu bạn có thể nhớ nổi hàng ngàn, hàng vạn kiến thức đã được học hay không? Khi bạn gặp một vấn đề khó thì chớ nên đầu hàng, mà hãy tiếp tục nỗ lực trau dồi, học hỏi để tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Luôn có một tinh thần học tập cao thì bạn sẽ thành công. Đó chính là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một thiên tài.

Ngoài ra, còn một phẩm chất quan trọng nữa cần phải có để học tốt là năng động, sáng tạo. Khi ta giải quyết được một vấn đề, hầu hết chúng ta đều rất vui mừng. Ít ai còn nghĩ đến việc tìm ra một con đường ngắn hơn, thuận tiện hơn để đạt được mục tiêu đặt ra. Tìm ra những cách giải quyết mới vừa giúp chúng ta trau dồi và bổ sung vốn kiến thức sẵn có của mình, vừa giúp chúng ta có được những kinh nghiệm quý báu để giải quyết những khó khăn khác. Chính óc sáng tạo đã giúp con người Việt Nam tạo nên được những kỳ tích.

Trong số những gương mặt tiêu biểu của sinh viên, học sinh Việt Nam đạt thành tích cao trong học tập, có không ít những người hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, hoặc bị khuyết tật. Nhưng họ đã xuất sắc vượt qua trở ngại to lớn đó để đem vinh quang về cho đất nước. Một tấm gương tiêu biểu là bạn Lê Vũ Hoàng. Tuy sống trong một ngôi nhà lá dột nát, sáng cắt rau cho lợn ăn, chiều đánh bắt cá trầu, vừa chăm bà chăm em, vừa chăm mẹ nằm viện,… nhưng Hoàng vẫn đạt được giải Nhất trong cuôc thi “Đường lên đỉnh Olympia”. Ý chí và nghị lực kiên cường đã giúp những con người ấy vượt lên hoàn cảnh khó khăn của bản thân. Hơn nữa, sinh viên Việt Nam khi tiếp xúc với các cuộc thi quốc tế thật sự gặp nhiều bất lợi vì họ không có đủ điều kiện để học tập, thực hành nhiều như sinh viên nước ngoài, càng không được nhận một nền giáo dục dân chủ, hiện đại, nhưng họ đã vượt qua hạn chế ấy. Vậy mới biết, bằng ý chí, nghị lực, quyết tâm vượt qua khó khăn, không đầu hàng số phận cũng là một yếu tố quan trọng để đạt được những thành tích cao.

Nếu chỉ biết khoanh tay đầu hàng trước những khó khăn thì đến bao giờ bản thân mới có thể tiến bộ. Trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay, khi thế giới vẫn không ngừng thay đổi dù chỉ trong một giây, thì những gương mặt sinh viên, học sinh ưu tú, những tấm huy chương, thành tích cao thật sự là những phương tiện quý giá để đất nước Việt Nam từ một quốc gia lạc hậu vươn lên sánh ngang tầm với thế giới. Để thực hiện điều đó, trước hết, học sinh, sinh viên Việt Nam cần rèn luyện những phẩm chất đã nêu ở trên để vượt qua những giới hạn về vật chất, khắc phục những điểm yếu của bản thân để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh hơn.

Tóm lại, học sinh chúng ta cần học tập những tấm gương học sinh, sinh viên Việt Nam tiêu biểu để đạt được thành tích cao, học tập về những phẩm chất như kiên trì, say mê học tập, năng động, sáng tạo, nghị lực vượt lên khó khăn của họ nhằm đạt được thành tích cao trong học tập, góp phần thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới như lời Bác dạy.

Đề 4 (trang 34 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống...Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.

* Dàn ý

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề “vứt rác bừa bãi”

Thế giới đang đang trước những nhu cầu cấp bách và cần thiết. Các vấn đề như ô nhiễm môi trường, thủng tầng ôzôn, bức xạ tia cực tím, đó là những vấn đề vô cùng bức thiết của xã hội. Một trong những nguyên nhân gây nên những vấn đề đó là do ý thức của con người, họ đã vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và dẫn đến tình trạng cấp thiết như ngày nay. Để tìm hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu vấn đề “vứt rác bừa bãi” hiện nay.

II. Thân bài

1. Nêu vấn đề

- Vứt rác bừa bãi là vứt rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ. Gây nên ô nhiễm môi trường.

- Bất cứ lúc nào có rác là vứt, mọi nơi mọi lúc.

- Vứt theo thói quen, tiện đâu vứt đó, không cần biết chỗ mình là ở đâu, thùng rác nằm ở chỗ nào.

2. Thực trạng

- Bởi hành động vứt rác bừa bãi và cầu, cống, đường xá bị ô nhiễm nghiêm trọng

- Những khu du lịch, du khách tiện đâu vứt đó, không quan tâm đến địa điểm hay mức độ của nó.

- Ngay cả trên xe buýt, thùng rác ngay bên cạnh cũng không thèm vứt vào

3. Nguyên nhân

- Do sự thiếu ý thức của mỗi người trong cuộc sống

- Thùng đựng rác nơi công cộng còn thiếu hoặc đặt ở vị trí không thuận tiện cho việc vứt rác.

- Việc xử lí vi phạm còn nhẹ, chưa thường xuyên.

4. Tác hại

- Hành động này sẽ gây ô nhiễm môi trường, bên cạnh đó còn có thể phát sinh hàng loạt các dịch bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống con người.

- Vứt rác bừa bãi làm mất cảnh quan sinh thái, các khu du lịch hay danh lam thắng cảnh.

- Gây tổn hại tiền của cho nhà nước.

- Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.

5. Biện pháp

- Tuyên truyền giáo dục và nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng.

- Tổ chức các hoạt động thu gom rác thải, bảo vệ môi trường như: Ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh,...

- Có biện pháp xử lí nghiêm khắc đối với những trường hợp xả rác bừa bãi.

III. Kết bài:

- Nêu suy nghĩ của bản thân về “vứt rác bừa bãi”

- Tuyên truyền và động viên mọi người trong việc bảo vệ môi trường.

* Bài mẫu

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức thiết đối với toàn nhân loại. Việc vứt rác bừa bãi có ảnh hưởng to lớn đến môi trường sống. Nhưng đây lại là một hiện tượng rất phổ biến hiện nay, được biểu hiện rõ nhất ở những nơi công cộng.

Hiện tượng vứt rác bừa bãi xuất hiện ngày càng nhiều, từ nơi học tập, làm việc cho đến các địa điểm nổi tiếng. Ra ngoài đường phố, ta dễ dàng bắt gặp những người phát tờ quảng cáo. Sẽ không có gì đáng nói nếu như họ không phát một cách tràn lan, bừa bãi, khiến mặt đường chỉ sau vài phút đã tràn ngập giấy rác. Cũng có nhiều người vừa đi đường vừa ăn uống rồi tiện tay vứt vỏ, hộp xuống đường. ngay cả công viên- nơi được coi là có bầu không khí trong lành, giúp con người có những giây phút thư giãn cũng không tránh khỏi nguy cơ ô nhiễm.

Thật đáng buồn khi ta ngồi trên ghế đá và thấy bã kẹo cao su được nhét vào khe, váo mặt sau của ghế. Đến thăm các danh lam thắng cảnh, ta cũng thấy đâu đâu cũng rác tràn ngập. Hồ Gươm, Hồ Tây rác nổi lềnh bềnh do người dân xả ra, du khách ném xuống, đặc biệt là trong các dịp lễ Tết. Sông Tô Lịch mặt nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối do giấy rác, thậm chí là xác súc vật mà những người vô ý thức đã ném xuống. Thật khó để tin được con sông ấy xưa kia đã được ca ngợi: “Bên bờ vải nhãn hai hàng Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.” Học sinh chúng ta cũng không ít lần đã từng vứt rác bừa bãi.

Ở trường, lớp các thầy cô giáo nhắc nhở nhưng dường như không có tác dụng hoặc nếu có cũng chỉ thực hiện trong trường, khi ra ngoài xã hội một phạm vi lớn hơn, không ít bạn đã quên mất điều này. Việc vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và đời sống của con người. Sông, hồ vì rác phủ khắp nên không thể chảy được. Nguy hiểm hơn nếu người dân đem xác súc vật ném xuống đố sẽ là mầm mống của nhiều dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Đường phố cũng trở nên mất mĩ quan khi mà nơi đâu cũng thấy rác. Hình ảnh đất nước Việt Nam xinh đẹp sẽ không gây được thiện cảm với bè bạn quốc tế bởi các địa điểm du lịch không có được một khung cảnh xanh- sạch- đẹp. Còn du khách quốc tế nhiều người vẫn “nói vui”: du lịch Việt nam có bốn chữ “b”: “bụi”, “buồn”, “bám”và nhất là “bẩn”. Điều này cho thấy du lịch Việt Nam đang ngày càng mất điểm trong mắt thế giới nếu hiện tượng trên vẫn cứ tiếp tục. Không chỉ có vậy, hàng năm nhà nước ta đã phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ đẻ nạo vét đường cống sau những trận mưa lũ, nước sông tràn vào mang theo rác thải. như vậy vứt rác bừa bãi gây hại đến sức khỏe và thiệt hại về kinh tế.

Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc: vứt rác bừa bãi ảnh hưởng xấu như thế vậy tại sao người dân lại vẫn tiếp tục làm. Có lẽ nguyên nhân khách quan là do hệ thống thùng rác chưa được bố trí hợp lí, để tìm được một chiếc thùng rác trên tuyến phố lớn nhiều khi cũng rất khó khăn. Nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức của con người. Đối với các em nhỏ, các em có thể chưa ý thức được việc mình làm, các em chỉ bắt chước, làm theo người lớn. Vậy nên không thể phủ nhận người dân Việt Nam chưa có ý thức giữ gìn môi trường. phần lớn đều dùn đâu vứt đấy trong khi thùng rác có thể chỉ cách vài bước chân. Cũng có người luôn giữ trong mình tính vị kỷ, chỉ lo giữ cho nhà mình, nơi mình làm việc sạch sẽ, ra ngoài đường thì thẳng tay vứt rác.

Vậy trước thực trạng đáng lo trên, chúng ta cần phải làm gì? Đầu tiên và quan trọng nhất là nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Kĩ năng thực tế, biết áp dụng những điều đã học vào việc giữ gìn môi trường cần được chú trọng hơn là việc học nhiều lí thuyết như hiện nay. Và có lẽ để khắc phục hiện tượng vứt rác bừa bãi các cơ quan chức năng nên đề ra chế tài xử phạt nghiêm khắc như ở nhiều nước bạn, có thế người dân mới chủ động chấp hành. Tuy nhiên cũng có rất nhiều tín hiệu vui, ngày càng có nhiều chương trình tuyên truyền ý thức được phổ biến, đâu đó trên các con phố ta vẫn thấy thấp thoáng màu áo xanh tình nguyện đi dọn dẹp đường phố, vớt rác ở sông hồ. Đấy là những hành động đẹp mà chúng ta cần noi theo.

Để môi trường trở nên sạch đẹp, xã hội ngày càng văn minh, mỗi người phải nhận thức được trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ môi trường. Ngay từ những hành động nhỏ nhất như ngăn chặn thực trạng vứt rác bừa bãi, ta đã góp phần vào việc bảo vệ môi trường xung quanh.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Viết bài Tập làm văn số 5 – Nghị luận xã hội

- Nghị luận xã hội là bàn về các vấn đề xã hội - chính trị như một tư tưởng đạo lí, một lối sống, một hiện tượng tiêu cực hoặc tích cực của đời sống, một vấn đề thiên nhiên, môi trường…

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten

Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Con cò

Liên kết câu và liên kết đoạn văn (Luyện tập)

1 1,051 18/02/2022
Tải về