Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 1,129 18/02/2022
Tải về


Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ngắn gọn

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Tác giả viết bài này vào thời điểm chuyển tiếp giữa hai thế kỉ (thế kỉ XX – XXI).

- Vấn đề: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới → Tính thời sự nóng hổi, có ý nghĩa lâu dài với sự phát triển hội nhập của đất nước.

- Nhiệm vụ : Nhìn nhận những hạn chế cần khắc phục để không bị tụt hậu và bắt kịp bước đi của thời đại. Đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp cận nền kinh tế tri thức.

- Ý nghĩa thời sự và tính lâu dài của nó là: Bài viết chọn đúng thời điểm đất nước đang bước vào giai đoạn chuyển mình. Việc phát huy những điểm mạnh hiện có, khắc phục những điểm xấu, yếu kém đã ăn sâu có tác dụng thay đổi toàn bộ bộ mặt con người Việt Nam, giúp người Việt có thể hội nhập và phát triển.

Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

* Lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả:

a) Mở bài

- Để bước vào thế kỉ mới, lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra cái mạnh, cái yếu của mình, để rèn luyện những thói quen tốt, thích ứng với đà phát triển của thế giới.

b) Thân bài

- Tết Tân Tị là thời gian chuyển tiếp của hai thế kỉ và hai thiên niên kỉ.

- Con người là động lực phát triển của lịch sử, không gì bằng ta hãy chuẩn bị hành trang cho con người.

- Thế giới đang phát triển nhanh chóng về khoa học công nghệ thông tin, chúng ta cần thật nhiều nỗ lực mới hội nhập được vào nền kinh tế và văn hoá thế giới. Người Việt chúng ta có mặt mạnh, mặt yếu. Cần phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu mới hội nhập được vào nền kinh tế thế giới.

- Muốn hội nhập vào nền kinh tế thế giới phải giải quyết 3 nhiệm vụ:

+ Thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế cũ.

+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

+ Cần phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu của người Việt Nam.

- Cái mạnh của người Việt ta là thông minh, nhạy bén với cái mới.

- Điểm yếu của chúng ta là những lỗ hổng về kiến thức do lối học vẹt, học chay

- Tuy có cần cù nhưng chúng ta thiếu tỉ mỉ. Trong lúc ấy người Nhật cũng cần cù nhưng còn biết tính toán cẩn trọng. Chúng ta thiếu lo xa, “nước đến chân mới nhảy”.

- Ảnh hưởng phong cách làm ăn cũ, chúng ta thiếu khẩn trương, thiếu tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc.

- Chúng ta cần tăng cường đoàn kết, bỏ thói đố kị, nhỏ nhen, khôn vặt, không coi trọng chữ tín trong thời đại internet toàn cầu như ngày nay.

c) Kết bài

- Mỗi người cần cố gắng rèn điểm mạnh, bỏ điểm yếu nếu muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu"

Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

“Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”.

-  Vì máy móc và các yếu tố khác có tân tiến hiện đại đến bao nhiêu cũng là do con người sản xuất, sáng tạo ra, không thể thay thế được con người, đặc biệt trong nền kinh tế tri thức.

Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

* Tác giả đã nêu ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách thói quen của con người Việt Nam là:

- Thông minh nhạy bén với cái mới, song thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành

- Cần cù sáng tạo nhưng thiếu tính tỉ mỉ, không coi trọng/quy trình

- Đùm bọc, đoàn kết trong chiến đấu nhưng đố kị trong làm ăn và cuộc sống → Ảnh hưởng tới đạo đức, giảm đi sức mạnh và tính liên kết

- Bản tính thích ứng nhanh dễ hội nhập nhưng có tính kì thị trong kinh doanh, khôn vặt

Câu 5 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Nhận xét tác giả với sách lịch sử, văn học:

+ Điểm giống: Phân tích, nhận xét những ưu điểm của người Việt

+ Điểm khác: Phê phán những khuyết điểm, hạn chế

- Thái độ người viết: Khách quan khoa học

Câu 6 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Trong văn bản này, tác giả sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ:

+ “nước đến chân mới nhảy", “trâu buộc ghét trâu ăn”, “liệu cơm gấp mắm”, “bóc ngắn, cắn dài”.

+ Điều này làm cho bài văn thêm phần cụ thể, sinh động và giàu ý nghĩa.

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 31 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2):

* Những dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường để làm rõ một số điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam.

- Một số điểm mạnh:

+ Đoàn kết xây dựng tập thể

+ Có chí tiến thủ, chịu khó học hỏi...

- Một số điểm yếu:

+ Thấy người khác có thể mạnh hơn mình thường hay ghen tị

+ Không muốn người khác giỏi hơn mình vì thế tìm cách để kìm hãm, hoặc làm giảm uy tín của họ

+ Một số bạn học sinh hay ăn cắp vặt, sẵn sàng quên đi việc học để sa vào bàn bi-a, trò chơi điện tử...

Câu 2 (trang 31 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2):

- Điểm mạnh của bản thân:

+ Có khả năng tiếp thu kiến thức nhanh

+ Có tính sáng tạo.

- Điểm yếu của bản thân:

+ Đôi khi còn lười trong suy nghĩ và hành động.

+ Chưa làm việc một cách tỉ mỉ, cẩn thận.

=> Phương hướng khắc phục: ra sức học tập, thay đổi bản thân, rèn luyện để trở thành người năng động.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Tên tác giả: Vũ Khoan (sinh năm 1937)

- Quê quán: huyện Phú Xuyên, Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội)

Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp:

- Đặc điểm sự nghiệp:

+ Vũ Khoan được biết đến là một nhà chính trị và ngoại giao xuất sắc của Việt Nam

+ Ông từng bắt đầu công việc ngoại giao cho quốc gia từ 1956 với công việc phiên dịch

+ Năm 1990, ông làm Thứ trưởng Bộ ngoại giao

+ Từ 28 tháng 1 năm 2000 đến ngày 8 tháng 8 năm 2002 ông làm Bộ trưởng Bộ Thương mại

+ Ông là Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế đối ngoại Việt Nam từ tháng 8 năm 2002 đến cuối tháng 6 năm 2006

+ Với rất nhiều những đóng góp của mình cho nền ngoại giao quốc gia, ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, hai Huân chương Lao động hạng Nhì

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Bài viết này đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001, in trong tập Một góc nhìn của trí thức, NXB Trẻ, Thành phố HCM, 2002

2. Thể loại:

- Nghị luận xã hội

3. Bố cục:

- Phần 1 từ đầu đến “thiên niên kỷ mới”: Sự chuẩn bị bản thân con người là sự chuẩn bị quan trọng nhất trong hành trang bước vào thế kỉ mới

- Phần 2: tiếp theo cho đến “kinh doanh và hội nhập”: Tình hình thế giới và những nhiệm vụ của đất nước

- Phần 3: tiếp theo cho đến hết. Những điểm manh, điểm yếu của con người Việt Nam và nhiệm vụ của con người khi bước vào thế kỉ mới

4. Tóm tắt:

Bài viết “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là một bài viết mang ý nghĩa thời sự lâu dài đối với con người, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam ở mọi giai đoạn lịch sử. Bài viết đề cập một cách thẳng thắn và đầy thuyết phục về những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam. Từ cơ sở đó, tác giả Vũ Khoan nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc chuẩn bị bản thân con người trước thêm đổi mới, hội nhập cùng với đó là vai trò của thế hệ trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ mới.

Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung

- Tác phẩm đã nêu ra bình luận cụ thể về những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của người Việt Nam, từ đó, đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi con người Việt Nam phải khắc phục điểm yếu để bước vào thế kỉ mới

6. Giá trị nghệ thuật

- Bài viết đặt ra vấn đề nóng hổi, cấp thiết với cách nhìn nhận khách quan kết hợp với lí lẽ lập luận giản dị, chặt chẽ và thái độ tôn trọng đối tượng, tinh thần trách nhiệm của tác giả. Việc sử dụng ngôn ngữ báo chí gắn với ngôn ngữ sinh hoạt đời thường, cách nói giản dị, dễ hiểu, sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ sinh động, cụ thể và hàm súc cũng là những nét tiêu biểu về nghệ thuật của tác phẩm.

Bài giảng Ngữ văn 9 Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

Viết bài Tập làm văn số 5 – Nghị luận xã hội

Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten

Liên kết câu và liên kết đoạn văn

1 1,129 18/02/2022
Tải về