Soạn bài Tôi và chúng ta (trích cảnh ba) hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Tôi và chúng ta (trích cảnh ba) Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Tôi và chúng ta (trích cảnh ba) để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 706 lượt xem
Tải về


Soạn bài Tôi và chúng ta (trích cảnh ba) - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Tôi và chúng ta ngắn gọn

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 180 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

* Đọc kĩ các chú thích để hiểu nội dung, chủ đề vở kịch, hiểu vị trí của các nhân vật.

Câu 2 (trang 180 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa hai phái đối lập, một bên là những tư tưởng bảo thủ, lạc hậu với một bên là những tư tưởng tiến bộ, khát khao đổi mới.

=> Ý nghĩa: Cần mạnh dạn đổi mới phương thức tổ chức, lề lối hoạt động.

Câu 3 (trang 180 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Tình huống: Khi tình hình xí nghiệp ngày càng đi xuống, giám đốc đã giải quyết bằng những biện pháp táo bạo. Đó cũng chính là lời tuyên chiến với phe của Nguyễn Chính.

- Mâu thuẫn: tiên tiến, dám nghĩ dám làm và bảo thủ, máy móc.

Câu 4 (trang 180 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

* Tính cách của các nhân vật:

- Giám đốc Hoàng Việt là một người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, táo bạo, dám nghĩ dám làm.

- Lê Sơn cũng là một kỹ sư có năng lực, có trình độ chuyên môn giỏi.

- Phó giám đốc Nguyễn Chính tiêu biểu cho loại người bảo thủ nhưng cũng rất khôn ngoan, nhiều mánh khoé.

- Quản đốc Trương là người suy nghĩ và làm việc như cái máy, thiếu tình người, thích tỏ ra quyền thế, hách dịch với chị em công nhân.

Câu 5 (trang 180 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Cuộc đấu tranh trong Tôi và chúng ta là cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái cũ và cái mới. Đó là vấn đề nóng bỏng của thực tiễn đời sống sinh động.

- Tuy gay go nhưng cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về cái mới, cái tiến bộ. 

Phần luyện tập

Câu hỏi (trang 180 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

* Tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫn kịch:

Mâu thuẫn kịch trong đoạn trích phát triển thăng cấp qua các giai đoạn. Đầu tiên, giám đốc Hoàng Việt triển khai thông báo kế hoạch mới của mình bằng cách đặt câu hỏi cho Lê Sơn, Nguyễn Chính để chỉ ra tính hợp lý và khả thi của kế hoạch. Tuy nhiên, ngay sau đó, kế hoạch liên tục vấp phải sự cản trở của các thành viên khác trong xí nghiệp như phó giám đốc, bà trưởng phòng tài vụ và quản đốc. Nhưng với sự kiên quyết, tinh thần dám nghĩ, dám làm dựa trên cơ sở phục vụ cho lợi ích của công nhân xí nghiệp thì Hoàng Việt và Lê Sơn đã tiếp tục theo đuổi kế hoạch đổi mới phương thức kinh doanh của xí nghiệp trong sự ủng hộ của công nhân.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Tôi và chúng ta

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Tên tác giả: Lưu Quang Vũ (1948- 1988)

- Quê quán: xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Soạn bài Tôi và chúng ta (trích cảnh ba) hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Phong cách nghệ thuật:

    + Thơ Lưu Quang Vũ không chỉ bay bổng, tài hoa mà còn giàu cảm xúc, trăn trở, khát khao.

    + Anh còn là tác giả của nhiều truyện ngắn mang đậm phong cách riêng, kịch đi sâu vào những vấn đề nổi cộm của đời sống

- Tác phẩm tiêu biểu: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Linh hồn của đá, Chiếc ô công lý…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Đoạn trích thuộc cảnh ba của vở kịch Tôi và chúng ta (vở kịch gồm 9 cảnh) – một vở kịch phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt cũ - mới để phát triển

2. Thể loại: Kịch

3. Bố cục:

- Phần 1 (đầu vở kịch cho đến…. “tăng lên ít nhất là gấp năm lần”): Giám đốc Hoàng Việt và kĩ sư Lê Sơn bắt đầu triển khai kế hoạch kinh doanh mới.

- Phần 2 (tiếp theo từ đoạn 1 cho đến …. “các đồng chí giải tán”): Kế hoạch kinh doanh mới chịu sự phản đối nhưng giám đốc Hoàng Việt vẫn quyết định thực hiện

- Phần 3 (Tiếp theo cho đến hết): Phản ứng của công nhân, phó giám đốc Nguyễn Chính, kĩ sư Lê Sơn khi kế hoạch kinh doanh mới bắt đầu thực hiện và kết quả chiến thắng của phe tiến bộ, đổi mới

4. Tóm tắt:

Tại một cuộc họp, giám đốc mới của xí nghiệp là Hoàng Việt cho công bố “Kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm mới của xí nghiệp”. Kế hoạch này lập tức bị một số người, trong đó có Phó giám đốc Nguyễn Chính phản đối, nhưng lại được các công nhân và kỹ sư ủng hộ.

Soạn bài Tôi và chúng ta (trích cảnh ba) hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:

- Đoạn trích đã làm nổi bật vấn đề đổi mới trong sản xuất, đem lại lợi ích cho đất nước và mọi người. Thông qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh rằng muốn phát triển, cần phá bỏ cách suy nghĩ lạc hậu, mạnh dạn đổi mới phương thức tổ chức, lề lối hoạt động.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Cách xây dựng tình huống kịch giàu kịch tính

- Nghệ thuật khắc họa rõ cách nhân vật được sử dụng thành công

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Tổng kết phần Văn học

Kiểm tra tổng hợp cuối năm

Tổng kết phần Văn học (tiếp theo)

Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi

Bàn về đọc sách

1 706 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: