Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 1024 lượt xem
Tải về


Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ngắn gọn

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 154 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

* Bài thơ có 3 khúc, mỗi khúc có hai khổ thơ đều mở đầu bằng lời ru của tác giả, kết thúc bằng lời ru của mẹ

- Cách lặp đi lặp lại như vậy tạo ra âm điệu nhịp nhàng như của lời ru.

- Tuy nhiên, ở mỗi khúc hát tình cảm lại có sự phát triển hơn (mở rộng hơn): từ thương các chiến sĩ bộ đội - thương dân làng - thương đất nước.

 Câu 2 (trang 154 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

* Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ.

- Hình ảnh mẹ vừa địu con vừa giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến.

+ Cách gọi: “Em cu Tai” - đầy thân thương, tình cảm. Công việc giã gạo tuy vất vả nhưng tình yêu mẹ dành cho con lại vô cùng sâu sắc.

+ Hai mẹ con như chung cùng một nhịp đập: “nhịp chày nghiêng - giấc ngủ em nghiêng”, “mồ hôi mẹ rơi” - “má em nóng hổi”.

+ Tấm thân của mẹ chở che cho con: “vai gầy” - làm gối, “lưng” - đưa nôi còn “trái tim” - hát thành lời.

* Hình ảnh mẹ vừa địu con, vừa tham gia lao động sản xuất.

- Điệp cấu trúc: “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi/Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ” mang âm hưởng lời ru ngọt ngào.

- Hình ảnh đối lập: “lưng núi to mà lưng mẹ nhỏ” làm nổi bật sự gian khổ, vất vả của mẹ trong công việc lao động.

- Đặc biệt là hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”: nếu mặt trời của thiên nhiên đem lại ánh sáng, sự sống cho vạn vật thì “mặt trời của mẹ” chính là lẽ sống, niềm tin trong cuộc sống của mẹ.

* Hình ảnh mẹ vừa địu con vừa tham gia chiến đấu.

- Khi giặc đến, mẹ phải “chuyển lán, đạp rừng”, cùng với mọi người bảo vệ căn cứ chiến đấu của bộ đội.

- “Mẹ địu em đi để giành trận cuối”: mẹ xông pha vào nơi chiến trường Trường Sơn ác liệt, hai chữ “trận cuối” thể hiện một niềm tin chiến thắng.

Câu 3 (trang 154 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

- Hình ảnh “mặt trời của bắp” là mặt trời của thiên nhiên đem lại ánh sáng, sự sống cho vạn vật.

- Còn “mặt trời của mẹ” là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa con chính là lẽ sống, niềm tin trong cuộc sống của mẹ. Tình yêu của mẹ dành cho con cũng vĩnh cửu giống như ánh mặt trời của tự nhiên.

Câu 4 (trang 154 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

- Qua khúc ru, tình cảm của mẹ đối với con vô cùng tha thiết, bao la.

- Lời ru trực tiếp của người mẹ gắn với từng công việc mà mẹ đang làm, cũng như thể hiện được sự phát triển tình cảm của mẹ:

+ Hình ảnh mẹ đang làm những công việc hàng ngày - tình thương dành cho các chiến sĩ cách mạng - mong muốn con khỏe mạnh.

+ Hình ảnh mẹ đang lao động sản xuất - thương dân làng đói - mong con trở thành tráng sĩ giúp làng lao động vượt đói nghèo.

+ Hình ảnh mẹ xông pha vào chiến trường - thương đất nước - mong con gặp Bác Hồ tức là trong đến ngày độc lập, tự do.

Câu 5 (trang 155 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Tình yêu thương con của mẹ gắn với tình yêu bộ đội, yêu làng xóm và yêu đất nước.

- Tình cảm riêng đã hòa với tình cảm chung. Mẹ mong muốn con trở thành một phần trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển xóm làng, đất nước.

Phần luyện tập

Câu hỏi (trang 155 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Nhờ có yếu tố miêu tả mà cuộc sống của người dân ở chiến khu Trị - Thiên trong thời chống Mĩ trở nên chân thực hơn.

- Họ hăng say lao động sản xuất (mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội, mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi, mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi, lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ) hay tích cực tham gia chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước (mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng, anh trai cầm súng, chị gái cầm chông, mẹ địu em đi để giành trận cuối).

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

I. Tác giả

a. Cuộc đời

- Tên tác giả: Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943

- Quê quán: thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế;

- Sinh ra trong một gia đình trí thức, giàu truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng.

- Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, cùng thời với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân.

Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ hay, ngắn gọn (ảnh 1)

b. Sự nghiệp văn học

- Phong cách nghệ thuật:

+ Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người, và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước...

+ Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam.

=>  Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.

- Tác phẩm chính:

+ Đất ngoại ô (thơ, 1973);

+ Cửa thép (ký, 1972);

+ Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974);

+ Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986);

+ Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990);

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên.

2. Thể thơ:

- Thơ tự do

3. Bố cục:

- Phần 1 (11 câu đầu) : Lời ru khi mẹ giã gạo.

- Phần 2 (11 câu tiếp) : Lời ru khi lao động sản xuất.

- Phần 3 (12 câu cuối) : Lời ru khi mẹ cùng dân làng tham gia chiến đấu.

Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ hay, ngắn gọn (ảnh 1)

4. Giá trị nội dung

- Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” đã thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên.

5. Giá trị nghệ thuật

- Mang giai điệu, âm hưởng lời ru.

- Giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.

- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại.

Bài giảng Ngữ văn 9 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Ánh trăng

Tổng kết từ vựng (Luyện tập tổng hợp)

Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Làng

Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

1 1024 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: