Soạn bài Kiểm tra về thơ hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Kiểm tra về thơ Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Kiểm tra về thơ để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 836 18/02/2022
Tải về


Soạn bài Kiểm tra về thơ - Ngữ văn 9

Soạn bài Kiểm tra về thơ ngắn gọn

Câu 1 (trang 96 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2)

Tên bài thơ

Tác giả

Năm sáng tác

Thể thơ

Nội dung chính

Sang thu

Hữu Thỉnh

Sau 1975

Tự do

Những chuyển biến tinh tế của thiên nhiên lúc giao mùa.

Mùa xuân nho nhỏ

Thanh Hải

1980

Năm chữ

Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và ước nguyện dâng hiến

Đoàn thuyền đánh cá

Huy Cận

1958

Tự do

Khắc họa sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ

Bếp lửa

Bằng Việt

1968

Tự do

Sự hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu khi trưởng thành, gợi lại nhiều kỉ niệm xúc động về tình bà cháu, thể hiện lòng kính yêu, biết ơn trân trọng của cháu đối với bà

Ánh trăng

Nguyễn Duy

1978

Năm chữ

Lời nhắc nhở về những tháng năm gian lao đã đi qua cuộc đời người lính, gợi nhắc tư tưởng sống “uống nước nhớ nguồn”

Con cò

Chế Lan Viên

1962

Tự do

Từ hình tượng con cò trong lời hát ru ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru với cuộc đời mỗi người

 

Câu 2 (trang 97 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

* Mạch cảm xúc

- Con cò (Chế Lan Viên): Dựa trên ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò. Bắt đầu từ hình ảnh con cò trong ca dao theo lời ru của mẹ, biểu tượng cho sự nâng niu chăm chút của mẹ cho con suốt cuộc đời và cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử và ý nghĩa lời ru.

- Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải): Được khơi nguồn từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân, đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng vào suy tư và ước nguyện: nhà thơ muốn hòa nhập vào cuộc đời, đóng góp vào mùa xuân chung của đất nước bản hòa ca. Bài thơ khép lại với cảm xúc tha thiết tự hào về quê hương, đất nước.

- Viếng lăng Bác: theo trình tự thời gian (trước khi vào thăm lăng, khi vào thăm lăng và lúc ra về).

Câu 3 (trang 97 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2)

- Hình ảnh con cò: sự vất vả của người mẹ, tấm lòng yêu thương rộng lớn, sự quan tâm của người mẹ.

- Hình ảnh mùa xuân có ý nghĩa biểu tượng cho sức trẻ, sự cống hiến không ngừng nghỉ của con người với cuộc đời, đất nước. Mùa xuân nho nhỏ biểu tượng cho những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của sự sống cuộc đời với mỗi con người

Câu 4 (trang 97 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2) :

Hình ảnh, từ ngữ diễn tả những biến chuyển tinh tế của tác giả lúc sang thu

- Cảm nhận bằng xúc giác và khứu giác

+  Những tín hiệu mùa thu đặc trưng được cảm nhận qua từng giác quan: khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình qua ngõ).

+ Sự bất ngờ, bâng khuâng qua các từ “bỗng”, “hình như” khi “thu đã về”.

- Hình ảnh : hương ổi, gió se, sương (những dấu hiệu đặc trưng mùa thu được cảm nhận bằng nhiều giác quan), sự biến chuyển càng được khẳng định rõ trong các hình ảnh sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây, sự níu kéo của mùa hạ với các hình ảnh nắng, mưa, sấm, hàng cây đứng tuổi cũng gợi ra nhiều liên tưởng thú vị.

Câu 5 (trang 97 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

* Ước nguyện chân thành của nhà thơ:

- Nhà thơ muốn cống hiến hết sức mình vào mùa xuân đất nước, ước nguyện chân thành làm “con chim, cành hoa, nốt trầm” góp cái đẹp cho đất nước.
- Nhà thơ có ước nguyện âm thầm, cháy bỏng được cống hiến lặng lẽ dâng cho đời, nói một cách khiêm tốn, chân thành mà giản dị, là cách sống cao đẹp. Tác giả muốn mỗi người là một mùa xuân nho nhỏ hòa mình vào cuộc sống, sống có ích.

Câu 6 (trang 97 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

* Hình ảnh ẩn dụ:

- Mặt trời: Bác to lớn, vĩ đại, như mặt trời thiên nhiên mang ánh sáng sự sống đến muôn loài, Bác chính là mặt trời mang ánh sáng độc lập.
- Vầng trăng: Người có lúc như mặt trời ấm áp, có lúc dịu hiền như ánh trăng rằm. Đó cũng là biểu hiện của rực rỡ, vĩ đại như con người và sự nghiệp của Bác

- Tràng hoa: hình ảnh tượng trưng cho sự thành kính, tấm lòng biết ơn, nhớ thương của người dân đối với Bác

Câu 7 (trang 97 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

* Qua lời nói chuyện với đứa con, người cha thể hiện tình cảm, suy nghĩ với quê hương, dân tộc:

- Tình cảm gia đình thiêng liêng, ấm áp

- Truyền thống lao động cần cù tươi vui của người đồng mình

 - Sức sống mạnh mẽ của quê hương   

→ Người cha thể hiện tình yêu và niềm tự hào của mình với quê hương, người đồng mình

Câu 8 (trang 97 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

* Cách biểu hiện cảm xúc và sáng tạo hình ảnh: Con cò, Nói với con, Mùa xuân nho nhỏ:

- Con cò: gợi điệu hát ru trong ca dao, với hình ảnh con cò biểu tượng cho lòng mẹ và sự chở che.

- Mùa xuân nho nhỏ: hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, tác giả bộc lộ ước nguyện cống hiến mùa xuân nhỏ bé của mình vào mùa xuân đất nước. Hình ảnh ở “con chim, nhành hoa, nốt nhạc”, và “lộc giắt đầy trên lưng” người lính.

- Nói với con: giọng điệu thủ thỉ, tâm tình của người cha thể hiện tình cảm gia đình và tình cảm quê hương, nâng lên thành lẽ sống. Hình ảnh “người đồng mình” và các hình ảnh đặc trưng của người miền núi.

Câu 9 (trang 97 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

* Cảm nghĩ của em về tình yêu thương, sự che chở của lòng mẹ trong bài Con cò (Chế Lan Viên).

- Hình ảnh con cò: đó là hình ảnh của người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn, tần tảo, lặn lội kiếm sống nuôi chồng, nuôi con.

- Đó là tình mẹ bao la, rộng lớn, mẹ vất vả cực nhọc nuôi con lớn lên bằng những lời ru thân thương, dịu dàng.

- Mẹ vẫn luôn yêu thương, che chở và theo con suốt cuộc đời.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)

Viết bài Tập làm văn số 7 – Nghị luận văn học

Bến quê

Ôn tập phần tiếng Việt

Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

1 836 18/02/2022
Tải về