Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga hay, ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Ngữ văn 9
A. Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ngắn gọn
Phần đọc - hiểu văn bản
Câu 1 (trang 115 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
- Kết cấu: người tốt gặp nạn, bị kẻ xấu hãm hại nhưng được phù trợ, cứu giúp.
- Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó sẽ thể hiện được mục đích răn dạy đạo đức làm người, ước mơ công bằng chính nghĩa.
Câu 2 (trang 115 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
* Hình ảnh Lục Vân Tiên là một chàng trai tài giỏi, trượng nghĩa.
* Phân tích:
- Hành động của Lục Vân Tiên:
+ “Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”: sự nhanh trí, gan dạ của Lục Vân Tiên.
+ Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ/Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” - bản lĩnh của một người quân tử, trước khi ra tay chàng đã nêu rõ lý do là vì chính nghĩa, không phải là hành vi đánh lén.
+ Trận đánh diễn ra cay cấn: “bốn phía phủ vây bịt bùng” vô cùng nguy hiểm đối với Lục Vân Tiên.
+ Nhưng chàng vẫn “tả xung hữu đột” chẳng khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
→ Hình ảnh so sánh Lục Vân Tiên với nhân vật anh hùng Triệu Tử cho thấy sức mạnh, tài năng của nhân vật Lục Vân Tiên.
- Kết quả: bốn phía vớ tan, quang gươm giáo tìm đường chạy, thủ lĩnh Phong Lai không kịp trở tay bị Lục Vân Tiên tiêu diệt.
- Lục Vân Tiên gặp và trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga
- Khi nghe tiếng khóc ở trong xe, Lục Vân Tiên hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này?”
- Người bên trong trả lời rõ sự tình: “Tôi thiệt người ngay/Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ”.
→ Lục Vân Tiên động lòng trước hoàn cảnh của hai cô gái, khẳng định mình đã dẹp yên bọn cướp.
- Lục Vân Tiên ngăn không cho hai cô gái ra ngoài: “Khoan khoan ngồi đó chớ ra/Nàng là phận gái ta là phận trai”: giữ đúng chuẩn mực đạo đức, nam nữ thụ thụ bất thân.
- Lục Vân Tiên hỏi thăm tên tuổi, xuất thân và lý do vì sao gặp nạn trên đường.
→ Từ ngôn ngữ đến cách nói chuyện thể hiện là một con người có học thức, trọng lễ giáo phong kiến.
- Khi nghe Kiều Nguyệt Nga bày tỏ mong muốn Lục Vân Tiên cùng đi đến gặp cha để đền ơn, Lục Vân Tiên nghe vậy từ chối: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn… Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
=> Thể hiện phương châm sống của một đáng nam nhi: thấy việc nghĩa không làm thì không phải là anh hùng.
Câu 3 (trang 115 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
* Kiều Nguyệt Nga là một tiểu thư khuê các, thùy mị, có học thức.
* Phân tích:
- Sau khi nghe lời lẽ của Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga biết người cứu mình là một nam tử hán, liền kể rõ sự tình: Nàng cùng với tì tất tên là Kim Liên, quê ở quận Tây Xuyên, cha là tri phủ miền Hà Khê nhận được bức thư của cha đến đó để định việc hôn nhân:
Trước xe quân tử tạm ngồi
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa
- Kiều Nguyệt Nga còn bộc lộ mong muốn Lục Vân Tiên đi cùng mình đến gặp cha để đền tạ công ơn:
Gẫm câu báo đức thù công
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi
→ Thể hiện Kiều Nguyệt Nga là một tiểu thư khuê các, là con người biết trước sau, hiếu nghĩa.
Câu 4 (trang 115 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
- Truyện Lục Vân Tiên gắn với loại truyện cổ tích.
- Truyện cổ tích có kiểu nhân vật chức năng nên các nhân vật chủ yếu chỉ được xây dựng qua ngôn ngữ, hành động và không được khắc họa nội tâm.
Câu 5 (trang 115 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
* Nhận xét về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn thơ:
- Ngôn ngữ bình dân, giản dị và gần gũi trong đời sống hàng ngày của người Nam Bộ.
- Ngôn ngữ phù hợp với đối tượng tiếp nhận: nhân dân - dễ đọc, dễ hiểu và dễ nhớ.
II. Luyện tập
Câu hỏi (trang 116 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
* Sắc thái riêng từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích :
- Lục Vân Tiên:
+ Khi nói chuyện với Phong Lai: cương quyết, hùng hồn.
+ Khi nói chuyện với Kiều Nguyệt Nga: nhã nhặn, lịch sự.
- Kiều Nguyệt Nga: nhẹ nhàng, thể hiện sự cảm kích, biết ơn.
- Phong Lai: hống hách, kiêu căng.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
I. Tác giả
a. Cuộc đời
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tục gọi là Đồ Chiểu
- Quê quán: sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố HCM); quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Cuộc đời:
+ Năm 1843, ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi
+ Năm 1849, ông bị mù. Tuy nhiên không đầu hàng số phận, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc.
+ Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì, ông tích cực tham gia vào phong trào kháng chiến
+ Khi cả Nam Kì rơi vào tay giặc, ông về sống tại Ba Tri (Bến Tre), nêu cao tinh thần bất khuất cho đến lúc mất
b. Sự nghiệp văn học
- Sự nghiệp văn học:
+ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc, ông đã để lại nhiều áng văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lí làm người, lòng yêu nước và ý chí cứu nước...
+ Quan điểm sáng tác: Nguyễn Đình Chiểu sáng tác với quan điểm lấy ngòi bút làm vũ khí chiến đấu: “Chở bao nhiêu đạp thuyền không khẳm – Đâm mất thằng gian bút chẳng tà”
- Tác phẩm chính: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thơ điếu Trương Định...
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:
- Truyện Lục Vân Tiên là một truyện thơ nôm của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ 19, truyện có 2082 câu thơ lục bát.
- Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần đầu của truyện
2. Thể loại:
- Truyện thơ Nôm
3. Bố cục:
- Phần 1: Lục Vân Tiên đáng cướp
- Phần 2: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
4. Giá trị nội dung
Đoạn thơ trích thể hiện khát vọng hành động hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật chính: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình thủy chung.
5. Giá trị nghệ thuật
Đoạn trích thành công với thể thơ lục bát dân tộc, ngôn ngữ đối thoại độc đáo, nghệ thuật kể chuyện, miêu tả rất giản dị, mộc mạc, giàu màu sắc Nam Bộ.
Bài giảng Ngữ văn 9 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 9 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 9
- Giải sbt Hóa học 9
- Giải vở bài tập Hóa học 9
- Lý thuyết Hóa học 9
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 9
- Giải sgk Toán 9 (sách mới) | Giải bài tập Toán 9 Tập 1, Tập 2
- Giải sbt Toán 9
- Lý thuyết Toán 9
- Các dạng bài tập Toán lớp 9
- Giáo án Toán lớp 9 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 9 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 9 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Sinh học 9 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 9
- Giải vở bài tập Sinh học 9
- Lý thuyết Sinh học 9
- Giải sbt Sinh học 9
- Giải sgk Vật Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 9
- Giải sbt Vật Lí 9
- Lý thuyết Vật Lí 9
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 9
- Giải vở bài tập Vật lí 9
- Giải sgk Địa Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 9
- Lý thuyết Địa Lí 9
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 9
- Giải sgk Tin học 9 (sách mới) | Giải bài tập Tin học 9
- Lý thuyết Tin học 9
- Lý thuyết Giáo dục công dân 9
- Giải vở bài tập Lịch sử 9
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 9
- Lý thuyết Lịch sử 9
- Lý thuyết Công nghệ 9