Soạn bài Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 1261 lượt xem
Tải về


Soạn bài Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ngắn gọn

Câu 1 (trang 112 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)

- Ôn lại để nắm vững yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, nội dung cơ bản ở từng phần Mở bài, Thân bài, Kết bài

Câu 2 (trang 112 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)

* Lập dàn ý:

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt nội dung cảm xúc của bài thơ và  hình ảnh bếp lửa.

2. Thân bài:

* Những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu

- Dòng hồi tưởng về bà bắt nguồn từ hình ảnh bếp lửa

+ Bếp lửa “chờn vờn sương sớm” – bếp lửa thực

+ Bếp lửa “ấp iu nồng đượm” diễn tả sự dịu dàng, ấm áo, kiên nhẫn của người nhóm lửa

+ Biện pháp điệp từ (điệp từ “bếp lửa”) gợi lên hình ảnh sống động lung linh nhưng hết sức thân thuộc gần gũi với người cháu

→ Hình ảnh bếp lửa làm trỗi dậy dòng kí ức về bà và tuổi thơ

- Kỉ niệm về tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn

+ “Đói mòn đói mỏi” người cháu thấy ám ảnh bởi nạn đói và quá khứ đau thương của dân tộc

+ Ấn tượng về khói bếp hun nhèm mắt cháu để khi nghĩ lại “sống mũi còn cay”

+ Dòng hồi tưởng, kỉ niệm gắn với âm thanh tiếng tu hú của chốn đồng nội: tiếng tu hú được nhắc tới 5 lần trong bài khi thảng thốt, lúc khắc khoải, mơ hồ tất cả để gợi lên không gian mênh mông, bao la, buồn vắng đến lạnh lùng

+ Tâm trạng của cháu vì thế cũng tha thiết, mãnh liệt hơn bởi sự đùm bọc, che chở của bà

- Tuổi thơ khó khăn gian khổ nhưng cháu được mà yêu thương,che chở

+”bà dạy”, bà chăm” thể hiện sâu đậm tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương vô bờ và sự chăm chút của bà đối với cháu

+ Ngay cả trong gian khó, hiểm nguy của chiến tranh bà vẫn vững vàng – phẩm chất cao quý của những người mẹ Việt Nam anh hùng ( Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh)

→ Qua dòng hồi tưởng về bà, những dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình chính là sự kết hợp, đan xen nhuần nhuyễn giữa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nỗi nhớ của người cháu thể hiện tình yêu thương vô hạn đối với bà

* Những suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc đời của bà cũng như hình tượng bếp lửa

- Suy ngẫm về cuộc đời bà

- Từ những kỉ niệm, hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà

+ Hình ảnh bếp lửa kết tinh trong hình ảnh ngọn lửa: ngọn lửa của tình yêu thương, sự hy sinh luôn ủ sẵn trong lòng bà để làm sáng lên hy vọng, ý chí

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

+ Điệp ngữ “một ngọn lửa” nhấn mạnh tình yêu thương ấm áp bà dành cho cháu, người bà nhen nhóm những điều thiện lương tốt đẹp đối với cháu

→ Hình ảnh người bà trong lòng cháu là người thắp lửa, giữ lửa và truyền lửa, truyền niềm tin, sức sống tới thế hệ tương lai

- Sự tần tảo, hi sinh của bà thể hiện: “ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”: sự chiêm nghiệm của cháu về cuộc đời bà

+ Cuộc đời bà đầy những gian truân, vất vả, lận đận trải qua nắng mưa tưởng như không bao giờ dứt

+ Điệp từ “nhóm” lặp lại bốn lần: người bà đã nhóm lên, khơi dậy những yêu thương, ký ức và giá trị sống tốt đẹp trong lòng người cháu

- Hình ảnh bếp lửa kết tinh thành hình ảnh ngọn lửa chất chứa niềm tin, hy vọng của bà

+ Người cháu như phát hiện ra điều kỳ diệu giữa cuộc sống đời thường “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa” : người cháu thấm nhuần được tình yêu thương và đức hi sinh của bà

* Nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi về người bà

+ Lời tự bạch của đứa cháu khi trưởng thành, xa quê hương: người cháu vẫn cảm thấy ấm áp bởi tình yêu thương vô bờ của bà

+ Kết thúc bài thơ tác giả tự vấn “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” : niềm tin dai dẳng, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng người cháu

3. Kết bài:

- Khẳng định ý nghĩa của bài thơ: bếp lửa sưởi ấm một đời; liên tưởng đến tình cảm gia đình của bản thân.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

- Trình bày bài nói của mình trên lớp

- Có thể mở đầu như sau:

  Thưa các bạn! Chúng ta đã biết tới nhiều áng thơ hay về quê hương, tình cảm gia đình. Riêng tôi, tôi rất ấn tượng và yêu mến những vần thơ hay trong bài “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt….

- Khi trình bày bài nói, chú ý ngữ điệu: tốc độ nhanh, chậm, xuống giọng, lên giọng, nhấn nhá linh hoạt, phù hợp với nội dung và thể hiện cảm xúc.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Những ngôi sao xa xôi

Chương trình địa phương phần Tập làm văn (tiếp theo)

Trả bài tập làm văn số 7

Biên bản

Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang

1 1261 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: