Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hay, ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Ngữ văn 9
A. Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ngắn gọn
I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Câu hỏi (trang 65 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
a) Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận về tác phẩm truyện:
- Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
- Diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
- Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.
- Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
b. Sự khác nhau về yêu cầu (mệnh lệnh) trong các đề bài trên thể hiện ở hai từ phân tích và suy nghĩ:
- Đề bài Suy nghĩ: Yêu cầu nêu nhận xét về tác phẩm trên góc nhìn nào đó, thiên về chủ quan.
- Đề bài Phân tích: Yêu cầu phân tích rồi đưa ra nhận xét mang tính khách quan.
Trong bài văn trình bày suy nghĩ về tác phẩm (hoặc đoạn trích) có thể sử dụng nhiều thao tác, trong đó có cả phân tích.
II. Tìm hiểu các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Cho đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân.
* Đọc SGK dàn ý chi tiết
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
2. Lập dàn ý
3. Viết bài
4. Đọc lại bài viết, sửa chữa
III. Luyện tập
Câu hỏi (trang 68 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Cho đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao.
Hãy viết phần Mở bài và một đoạn phần Thân bài.
1. Mở bài:
Cùng với Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… Nam Cao là một cái tên không thể thiếu khi nhắc tới những nhà văn hiện thực nhân đạo. Các sáng tác của ông vừa rất mực chân thực, vừa có một ý vị triết lí mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Truyện ngắn "Lão Hạc" là một trong những tác phấm tiêu biểu như thế! Truyện đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.
2. Thân bài:
* Tham khảo 1 đoạn phần thân bài:
Ở lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu. Tình cảm của lão với "cậu Vàng" được tác giả thể hiện thật cảm động. Lão gọi nó là "cậu Vàng" như “một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự". Lão bắt rận, cho nó ăn cơm trong một cái bát như nhà giàu. Lão ăn gì cũng không quên phần nó, gắp cho nó một miếng; lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn như thế, thậm chí còn hơn phần lão… Lão coi nó như một người bạn,ngày ngày lão tâm sự, trò chuyện với nó như thể nó cũng là con người. Tình thế cùng đường khiến lão phải bán nó thì trong lão diễn ra sự dằn vặt, đau khổ tột độ. Lão kể cho ông giáo nghe về việc bán "cậu Vàng" với tâm trạng vô cùng đau đớn: "lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước". Đến nỗi ông giáo thương quá, "muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc". Khi nhắc đến việc "cậu Vàng" bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không nén nổi đau đớn cứ dội lên "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...". Lão Hạc đau đớn đến thế không phải chỉ vì quá thương con chó mà còn vì không thể tha thứ cho mình vì đã trót lừa một con chó. Ông lão quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi nhận thấy trong đôi mắt con chó có cái nhìn trách móc. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch thì mới bị giày vò lương tâm đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó như vậy!
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể
- Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
- Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ rằng, đúng đắn, có luận cứ vả lập luận thuyết phục.
- Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:
Luyện tập cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 9 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 9
- Giải sbt Hóa học 9
- Giải vở bài tập Hóa học 9
- Lý thuyết Hóa học 9
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 9
- Giải sgk Toán 9 (sách mới) | Giải bài tập Toán 9 Tập 1, Tập 2
- Giải sbt Toán 9
- Lý thuyết Toán 9
- Các dạng bài tập Toán lớp 9
- Giáo án Toán lớp 9 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 9 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 9 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Sinh học 9 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 9
- Giải vở bài tập Sinh học 9
- Lý thuyết Sinh học 9
- Giải sbt Sinh học 9
- Giải sgk Vật Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 9
- Giải sbt Vật Lí 9
- Lý thuyết Vật Lí 9
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 9
- Giải vở bài tập Vật lí 9
- Giải sgk Địa Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 9
- Lý thuyết Địa Lí 9
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 9
- Giải sgk Tin học 9 (sách mới) | Giải bài tập Tin học 9
- Lý thuyết Tin học 9
- Lý thuyết Giáo dục công dân 9
- Giải vở bài tập Lịch sử 9
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 9
- Lý thuyết Lịch sử 9
- Lý thuyết Công nghệ 9