Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 2,114 18/02/2022
Tải về


Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)ngắn gọn

I. Từ tượng thanh và từ tượng hình

Câu 1 (trang 146 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

- Từ tượng hình là từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh, trạng thái của sự vật.

- Từ tượng thanh là từ mô tả âm thanh của tự nhiên, con người.

- Từ tượng hình, tượng thanh gợi được hình ảnh âm thanh cụ thể, sinh động và có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.

Câu 2 (trang 146 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

- Một số tên loài vật là từ tượng thanh: tu hú, tắc kè, con quốc…

Câu 3 (trang 146 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

- Các từ “lốm đốm”, “lê thê”, “loáng thoáng”, “lồ lộ” là những từ tượng hình

- Những từ tượng hình trên đã giúp hình ảnh đám mây đã được gợi tả một cách sinh động.

II. Một số phép tu từ từ vựng

Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

- So sánh: đối chiếu giữa sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

- Ẩn dụ: gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

- Hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận với nó nhằm làm tăng sức gợi, hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

- Nói giảm, nói tránh: một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, nặng nề, ghê sợ hay thiếu tế nhị, lịch sự.

- Điệp ngữ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.

- Chơi chữ: cách sử dụng từ ngữ độc đáo với ý nghĩa có thể ẩn dụ, nhân hóa, đã kích hay châm biếm sự việc, sự vật.

- Nhân hóa là tả con vật, cây cối, đồ vật bằng từ ngữ dùng để tả người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người.

Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

a.

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ (hoa, cánh: cuộc đời của Thúy Kiều, lá, cây: gia đình Kiều)

- Tác dụng: Mượn hình ảnh trên để nói về việc Kiều bán mình để cứu cha, cứu em.

b.

- Biện pháp tu từ: so sánh (tiếng đàn - tiếng hạc, tiếng suối)

- Tác dụng: diễn tả âm thanh của tiếng đàn.

c.

- Biện pháp tu từ: nói quá kết hợp nhân hóa (hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh).

- Tác dụng: Cho thấy vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến tạo hóa cũng phải đố kỵ.

d.

- Biện pháp tu từ: nói quá

- Tác dụng: khắc họa sự xa cách của Thúy Kiều và Thúc Sinh

e.

- Biện pháp tu từ: chơi chữ (tài, tai)

- Tác dụng: những người tài hoa thường phải chịu nhiều tai họa.

Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

a.

- Biện pháp tu từ: điệp ngữ (còn) và chơi chữ (say sưa - sử dụng từ đa nghĩa)

- Tác dụng: Lời bày tỏ khéo léo của chàng trai đối với cô gái.

b.

- Biện pháp tu từ: nói quá (đá núi cũng mòn, nước sông phải cạn)

- Tác dụng: Thể hiện ý chí, quyết tâm của con người không có gì ngăn nổi.

c. 
- Biện pháp tu từ: so sánh (tiếng suối - tiếng hát) và điệp ngữ (chưa ngủ)

- Tác dụng; khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như tâm trạng của nhà thơ.

d.

- Biện pháp tu từ: nhân hóa (trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)

- Tác dụng: sự giao hòa giữa thiên nhiên và thi sĩ, ánh trăng giống như người bạn tri kỷ.

e.

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ (mặt trời của mẹ)

- Tác dụng: đứa con chính cũng giống như mặt trời là nguồn sống, niềm hy vọng của người mẹ.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

- Từ tượng thanh là mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

- So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng tính chất gợi cảm (Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành)

- Ẩn dụ: gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi cảm (Ví dụ: Thuyền ai trên bến sông trăng đó/ Có trở trăng về kịp tối nay?).

- Hoán dụ: gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng tính gợi cảm (Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cung thành cơm).

- Nói quá: nói quá mức độ, quy mô, tính chất của sự vật nhằm nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm (Ví dụ: Chỉ căm tức rằng chưa xả thịt lột da nốt gan uống máu quân thù).

- Nói giảm, nói tránh: cách diễn đạt tế nhị nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, tránh thô bạo, thiếu lịch sự (Ví dụ: Bác đã đi rồi sao Bác ơi?)

- Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh (Ví dụ: Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta).

- Chơi chữ: dùng sự đồng âm và khác nghĩa của từ để tạo ra sắc thái hài hước dí dỏm (Ví dụ: Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn)

Bài giảng Ngữ văn 9 Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Tập làm thơ tám chữ

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Ánh trăng

Tổng kết từ vựng (Luyện tập tổng hợp)

Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

1 2,114 18/02/2022
Tải về