Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Cách làm bài nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 1509 lượt xem
Tải về


Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống ngắn gọn

I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Câu hỏi (trang 22, 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

a)  Các đề bài đã cho có điểm giống nhau:

- Mỗi đề nêu một sự việc hoặc hiện tượng trong đời sống (gương học sinh nghèo vượt khó, giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, mê chơi điện tử, đọc truyện tranh, xao nhãng học tập...)

- Đề nào cũng yêu cầu người viết phân tích sự việc hiện tượng và nêu suy nghĩ của mình.

b) Một số đề bài tương tự:

Đề 1: Nêu nhận xét, suy nghĩ của em về hiện tượng hút thuốc lá trong trẻ vị thành niên ở Việt Nam những năm gần đây.

Đề 2: Rừng là lá phổi xanh của nhân loại. Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Đề 3: Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề ô nhiễm nguồn nước hiện nay.

II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

Câu hỏi (trang 23 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

a.

- Đề thuộc loại nghị luận về hiện tượng đời sống.

- Hiện tượng: học tập theo tấm gương Phạm Văn Nghĩa.

- Yêu cầu: nêu suy nghĩ về hiện tượng.

b.

* Hành động của Phạm Văn Nghĩa khiến Thành đoàn phát động phong trào “Học tập Phạm Văn Nghĩa” :

   - Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.

   - Nghĩa biết kết hợp giữa học với hành.

   - Nghĩa là người biết sáng tạo (làm cái tời để mẹ kéo nước đỡ mệt).

   - Học tập Nghĩa là học cách thương mẹ, học lao động, học vận dụng những kiến thức vào cuộc sống.

2. Lập dàn bài

- Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa.

+ Nêu sơ lược ý nghĩa của tấm gương Phạm Văn Nghĩa: Một học sinh biết hiếu thảo, thông minh và sáng tạo, biết vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường để thay đổi cuộc sống của mình.

- Thân bài:

   + Phân tích ý nghĩa việc làm của Nghĩa

   + Đánh giá việc làm của Nghĩa

   + Nêu ý nghĩa việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa

- Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân.

3. Viết bài:

- Sau khi các em đã làm nháp trên giấy, cần đọc lại và bổ sung, sắp xếp ý cho hợp lí, sau đó viết thành câu, thành đoạn và bài văn hoàn chỉnh.

4. Đọc lại bài viết và sửa chữa:

- Cần chú ý xem mỗi câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ hay không? Chính tả và cách dùng từ có chính xác không? Nếu phát hiện lỗi sai, cần sửa ngay cho chính xác và cố gắng sao cho bài làm dễ xem, sạch sẽ. Nếu cần sửa chữa nhiều và còn đủ thời gian thì nên chép lại.

Phần III. Luyện tập

Lập dàn bài cho đề 4 (trang 25 sgk Ngữ văn 9 Tập 2).

1. Mở bài: Giới thiệu về nhân vật và vấn đề nghị luận

2. Thân bài:

- Con người và thái độ học tập: Nhà nghèo, không được đến trường mà vẫn học giỏi, ông rất quý trọng việc học.

- Có ý thức tự trọng về bản thân trước kẻ quyền thế, tối cao.

3. Kết bài:

- Cảm nhận về tấm gương Nguyễn Hiền: không ngại khó ngại khổ để thành tài và có lòng tự trọng cao

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống

- Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, phải tìm hiểu kĩ để bài, phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết.

- Dàn bài chung :

+ Mở bài : Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bản luận.

+ Thân bài : Liên hệ thực tế, phân tích các mặt; nêu đánh giá, nhận định.

+ Kết bài : Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.

- Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)

Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

Viết bài Tập làm văn số 5 – Nghị luận xã hội

Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

1 1509 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: