Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 1122 lượt xem
Tải về


Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ngắn gọn

I. Đề bài nghị luận vể một vấn để tư tưởng, đạo lí

Đọc các đề bài đã cho và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi (trang 52 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

a) Các đề được đưa ra có điểm giống nhau là: Cùng đưa ra một vấn đề tư tưởng, đạo lí để người viết bàn bạc, suy nghĩ,... đề có thể có mệnh lệnh hoặc là đề mở.

b) Một vài đề tương tự như:

- Suy nghĩ của em về tính trung thực trong học tập.

- Bình luận câu tục ngữ: công mài sắt có ngày nên kim.

- Đức tính khiêm nhường.

II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

* Các em đọc kĩ phần tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài trang 52 SGK để tìm hiểu cách làm bài.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý.

2. Lập dàn bài sơ lược.

3. Viết bài.

4. Đọc lại bài viết và sửa chữa.

III. Luyện tập

* Lập dàn ý cho đề 7 ở mục I.

Đề 7. Tinh thần tự học.

I. Mở bài

- Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi con người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng.

II. Thân bài

1. Giải thích và nêu biểu hiện của tinh thần tự học

- Trước hết ta phải hiểu thế nào là “tinh thần tự học”? Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân.

- Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo… Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vấn là quan trọng nhất.

2. Bàn luận về tinh thần tự học

a. Từ cách giải thích ở trên ta thấy tinh thần tự học có ý nghĩa cao đẹp

- Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

- Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân .

- Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy tự học là một việc làm độc lập, gian khổ mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức.

- Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử. Hồ Chí Minh với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng, nhờ tự học Người biết nhiều ngoại ngữ và đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc. Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự học ông đã trở thành đại văn hào Nga. Và còn rất nhiều những tấm gương khác nữa: Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền… Nhờ tự học họ đã trở thành những bậc hiền tài, làm rạng danh cho gia đình, quê hương, xứ sở.

b. Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Đó là những thành phần không thấy được tầm quan trọng của việc học dẫn đến không có tinh thần chủ động học tập. Luôn ỷ lại, ù lì, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.

3. Bài học nhận thức và hành động

- Tự học có ý nghĩa quan trọng nên bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức.

- Từ đó bản thân mỗi con người cần có ý chí, nghị lực, chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

III. Kết bài

- Đánh giá chung về tinh thần tự học. Cảm nghĩ của bản thân.

- Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học, em càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực. Có lẽ bởi vậy mà Lênin đã từng đặt ra một phương châm: “Học , học nữa, học mãi”.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

* Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.

* Dàn bài chung:

- Mở bài : Giới thiệu vấn để tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

- Thân bài:

+ Giải thích, chứng mình nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí

+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

- Kết bài: Kết luận, tông kết, nêu nhận thức mới, tả ý khuyên bảo hoặc tổ ý hành động.

* Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến của người viết.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Mùa xuân nho nhỏ

Viếng lăng Bác

Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Luyện tập cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

1 1122 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: