Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 1,317 18/02/2022
Tải về


Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự ngắn gọn

I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

- Đọc các tình huống trong SGK

Câu 2 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

 a) Việc tóm tắt văn bản vô cùng cần thiết để giúp cho người đọc, người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó.

b) Các tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản:

- Khi muốn giúp bạn nắm được nội dung văn bản nào đó đã được học.

- Khi có một văn bản có dung lượng lớn mà thời gian có hạn…

II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

a)

- Các sự việc chính còn chưa đầy đủ.

- Sự việc bị thiếu: Vũ Thị Thiết là người thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp nên Trương Sinh đem lòng yêu mến, về nhà xin mẹ đem trăm lạng vàng sang hỏi cưới.

- Sự việc này là sự việc khởi nguồn cho toàn bộ các sự kiện sau trong câu chuyện.

b)

- Các sự việc nêu trên đều đã hợp lý.

- Không cần thay đổi.

Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

      Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong đã phải đầu quân đi lính để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết, còn gọi là Vũ Nương, bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai, nghi là vợ mình không chung thủy. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Sau khi vợ trầm mình tự sát, một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới với mẹ đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra vợ mình đã bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã lược Linh Phi cứu sống để trả ơn. Phan Lang gặp lại Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, thương nhớ vợ vô cùng, bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang, Vũ Nương trở về “ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện” nói lời đa tạ rồi nàng biến mất.

Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

       Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong đã phải đi lính. Giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con trai, nghi là vợ mình không chung thủy. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới với mẹ đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra vợ mình đã bị oan. Phan Lang tình cờ gặp lại Vũ Xương dưới thủy cung. Khi Phan được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang. Vũ Nương trở về “ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ờ giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện” nói lời đa tạ rồi nàng biến mất.

Phần III: Luyện tập

Câu 1 (trang 59 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Gợi ý:

* Văn bản lớp 8

- Lão Hạc:

Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ sống. Lão có một đứa con trai nhưng vì nhà nghèo, không có tiền lấy vợ nên bỏ đi đồn điền cao su. Cả gia tài của lão chỉ có mảnh vườn vốn là của hồi môn của con trai và con chó Vàng sống cùng để bầu bạn. Sau trận ốm thập tử nhất sinh, nhà lão không còn gì để ăn. Lão đành phải bán con Vàng đi. Số tiền bán chó và bán mảnh vườn, lão đem gửi ông giáo và nhờ khi nào anh con trai về sẽ trao lại cho anh. Còn bản thân thì đến xin Binh Tư một ít bả chó, nói dối là để đánh bả con chó nhưng thực ra là để tự tử.

- Chiếc lá cuối cùng:

Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Sống cùng với họ trong khu trọ đó là cụ Bơ-men, cũng là một họa sĩ. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô cảm thấy tuyệt vọng. Mỗi lần nhìn ra cửa sổ, Giôn-xi luôn nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân trước cửa rơi xuống cũng là lúc cô lìa đời.

Biết được ý nghĩ của Giôn-xi, cụ Bơ-men âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá khiến Giôn-xi có thêm nghị lực sống. Nhưng sau đêm đó, cụ Bơ-men lại qua đời.. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng.

* Văn bản lớp 9

- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh:

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh kể về cháu Trịnh Sâm. Sau khi dẹp hết bè phái trong ngoài muốn tranh giành quyền lực thì ra sức ăn chơi trác tán. Trịnh Sâm thường có thú vui là thưởng ngoạn Tây Hồ. Binh lính, quan lại theo hầu đông vui không khác gì mở hội. Chúa đi đến đâu cũng đem hết những thứ quý giá đem về phủ, không thiếu một thứ gì. Bọn quan lại trong cùng thường mượn gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm dân thường để vơ vét những đồ quý giá đem vào dân chúa.

Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Đó là một ngày đẹp trời. Tôi đang đi dạo ở công viên thì gặp một em bé đang đứng khóc sau gốc cây. Tôi trò chuyện với em bé và được biết em bị lạc mẹ. Tôi đã giúp em tìm lại mẹ và cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc có ích.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

- Tóm tắt một văn bản tự sự là cách làm giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó.

- Văn bản tóm tắt phải nêu được một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự việc chính, phù hợp với văn bản được tóm tắt.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Hoàng Lê nhất thống chí

Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

Trả bài tập làm văn số 1

Truyện Kiều của Nguyễn Du

1 1,317 18/02/2022
Tải về