Soạn bài Kiểm tra phần tiếng Việt hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Kiểm tra phần tiếng Việt Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Kiểm tra phần tiếng Việt để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 740 18/02/2022
Tải về


Soạn bài Kiểm tra phần tiếng Việt - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Kiểm tra phần tiếng Việt ngắn gọn

Câu 1 (trang 204 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

* Phân tích nét nổi bật của việc dùng từ láy của bốn câu trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)

- Các từ láy trong các câu sau: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu.

- Các từ láy vừa gợi tả hình ảnh và âm thanh, vừa gợi tả tâm trạng.

Câu 2 (trang 204 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

* Nhận xét về cách xưng hô, nói năng của Mã Giám Sinh và bà mối.

- Lời dẫn trực tiếp: “Mã Giám Sinh”, “Huyện Lâm Thanh cũng gần”; “Mua ngọc đến Lam Kiều,... Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường": “Giá đáng nghìn vàng, Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài”.

- Nhận xét về cách xưng hô: 

+ Mã Giám Sinh: vừa trịnh thượng, vô học (nói năng cộc lốc ở phần giới thiệu lai lịch), vừa kiểu cách giả tạo.

+ Bà mối: đưa đẩy, vòng vo, nhún nhường giả tạo, đúng là kẻ chuyên nghề mối lái.

Câu 3 (trang 205 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

a.

- Lời dẫn trực tiếp: Có lẽ các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…

- Lời dẫn gián tiếp: Ngày trước, trước kia, đã có thời…

- Không phải là lời dẫn: cuộc sống buồn tẻ của chúng, về những con chim chúng tôi đang bẫy được ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác.

b. Nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ “có lẽ” trong lời nhận xét của mình nhân vật này không chắc chắn về lời nói của bản thân (các bà đều rất tốt) - bản thân người nói chưa được kiểm chứng sự nội dung đang được nói đến.

=> Tuân thủ phương châm về chất (Không nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc những điều không có bằng chứng xác thực).

Câu 4 (trang 205 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Phân tích nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong các đoạn trích:

a.

- Biện pháp tu từ: so sánh (như anh với em, như Nam với Bắc)

- Tác dụng: Hình ảnh hai dãy Trường Sơn được ví như hai con người (anh với em), như hai miền đất (Nam với Bắc), như hai phía (đông với tây). Đó là sự gắn bó keo sơn mà không gì có thể chia cắt được.

b. 
- Biện pháp tu từ: ẩn dụ (một sợi dây đàn)

- Tác dụng: Sợi dây đàn nhằm ẩn dụ cho tâm hồn của con người, khi biết rung động với những cung bậc của cuộc sống.

c.

- Thép Mới đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và điệp ngữ. Tre anh hùng như con người Việt Nam

- Tác dụng: cho thấy sự gắn bó, gần gũi cũng như quan trọng của tre đối với con người Việt Nam.

Câu 5 (trang 206 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Những cách nói có sử dụng biện pháp nói quá:

Chưa ăn đã hết. một tấc đến trời; một chữ bẻ đôi không biết; cười vỡ bụng; rụng rời chân tay, tức lộn ruột; tức đứt ruột; ngáy như sấm; nghĩ nát óc; đứt từng khúc ruột

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Kiểm tra phần tiếng Việt

- Từ láy là các tiếng có quan hệ với nhau về âm.

- Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời nói trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

- Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của  hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

- Nói quá: phóng đại mức độ, quy mô, tính chất sự vật, hiện tượng gây ấn tượng, nhấn mạnh, tăng biểu cảm

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Ôn tập phần Tập làm văn

Cố hương

Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo)

Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1

Những đứa trẻ (Trích Thời thơ ấu)

1 740 18/02/2022
Tải về