Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 1,416 18/02/2022
Tải về


Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) ngắn gọn

I. Điều kiện sử dụng hàm ý

Câu 1 (trang 90 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2) 

Câu nói đầu của chị Dậu có hàm ý “Sau bữa ăn này, u sẽ bán con nên con sẽ không được ăn ở nhà nữa.” Chị Dậu tránh nói thẳng điều này vì đó là một điều quá đỗi đau lòng.

Câu 2 (trang 91 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2) 

- Câu nói sau của chị Dậu có hàm ý là: U đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Hàm ý này rõ hơn.

- Chị Dậu không dám nói thẳng với con vì nói thẳng ra sự thật thì cả chị lẫn con sẽ rất đau lòng, dùng hàm ý để giấu đi, giảm bớt nỗi đau ấy, tránh điều đau lòng.

- Cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ thể hiện ở thái độ “giãy nảy”, “liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc” của cái Tí và câu nói “U bán con thật đấy ư?...”

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 91 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

a) Người nói là anh thanh niên, người nghe là họa sĩ và cô gái.

- Hàm ý của câu in đậm là “Mời bác và cô vào uống nước".

- Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó, chi tiết “Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà” và “ngồi xuống ghế “ cho biết điều này.

b)  Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu (ngày trước).

- Hàm ý của câu in đậm là “Chúng tôi không thể cho những thứ này được”.

- Người nghe hiểu được hàm ý đó, thể hiện ở câu nói cuối cùng: “Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu càng giàu có!”.

c)  Người nói là Thúy Kiều, người nghe là Hoạn Thư.

- Hàm ý câu in đậm đầu là cách chào “giễu cợt”.

- Hàm ý câu in đậm sau là “Người độc ác như Hoạn Thư sẽ bị báo oán".

- Hoạn Thư hiểu hàm ý đó, cho nên “hồn lạc phách xiêu - Khấu đẩu dưới trướng, liệu điều kêu ca".

Câu 2 (trang 92 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Hàm ý chủ câu "Cơm sôi rồi, nhão bây giờ" là "Chắt nước giùm để cơm khỏi nhão". Bé Thu dùng hàm ý vì trước đó đã nói thẳng mà không có hiệu quả. Lần này, thời gian càng bức bách (cơm sẽ nhão nếu để sôi lâu).

- Việc sử dụng hàm ý không thành công vì “Anh Sáu cứ vẫn ngồi im, tức là anh tỏ ra vờ như không nghe, không hiểu.

Câu 3 (trang 92 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Có thể nêu việc làm vào ngày mai (nên không thể đi được), ví dụ: “Bận ôn thi”, “Nhà có việc bận”...

- Chú ý là phải dùng câu chứa hàm ý “từ chối” theo yêu cầu của đề, không dùng nhừng câu mơ hồ như "Để mình xem đã!”, “Mai hẵng hay!”...

Câu 4 (trang 92 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: "Muốn tạo ra một con đường, người ta đã đi mãi một lối. Nếu ta có một hi vọng, hãy cố mà thực hiện mãi hi vọng ấy, hư sẽ thành ra thực không sẽ biến thành có".

Câu 5 (trang 93 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Câu có hàm ý mời mọc là hai câu mở đầu bằng “Bọn tớ chơi...”.

- Câu có hàm ý từ chối là hai câu “Mẹ mình đang đợi ở nhà“ và “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.

- Có thể viết thêm câu có hàm ý mời mọc: "Bạn có muốn chơi với bọn tớ không?"

- Có thể viết thêm câu có hàm ý từ chối: “Không được rồi, tớ phải về nhà với mẹ yêu.”

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)

1. Điều kiện để sử dụng hàm ý

- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng người nghe có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. ... Do đó, muốn sử dụng hàm ý, cần đảm bảo hai điều kiện:

+ Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu.

+ Người nghe (đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

Lưu ý những trường hợp không nên sử dụng nghĩa hàm ý:

+ Khi cần thông báo về một sự kiện, tin tức hay thông tin cho công chúng vì sử dụng nghĩa hàm ý dễ gây hiểu lầm.

+ Trong văn bản hành chính công vụ, văn bản khoa học.

+ Những câu khẩu hiệu, tuyên truyền.

2. Ví dụ: Lựa chọn đáp án nào sử dụng nghĩa hàm ý:

Được bạn rủ đi xem phim nhưng em muốn từ chối:

+ Mình không đi xem phim đâu.

+ Tiếc quá, mình hứa với mẹ làm việc nhà rồi.

+ Mình mà đi xem phim với cậu á?

Trong ba câu trên thì câu “ Tiếc quá, mình hứa với mẹ làm việc nhà rồi.” sử dụng nghĩa hàm ý. Thay vì từ chối thẳng thừng bạn ấy đã từ chố một cách khéo léo ý nghĩa là thể hiện tính lịch sự, tôn trọng người đối thoại.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Trả bài Tập làm văn số 6

Tổng kết phần văn bản nhật dụng

Kiểm tra về thơ

Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)

Viết bài Tập làm văn số 7 – Nghị luận văn học

1 1,416 18/02/2022
Tải về