Soạn bài Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 9076 lượt xem
Tải về


Soạn bài Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm ngắn gọn

I. Chuẩn bị ở nhà

Đề 1: Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.

* Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu về câu chuyện sắp kể (diễn ra ở đâu? bao giờ? với ai?), nói vài dòng ngắn gọn về chủ đề (nằm ở trong đề bài)

2. Thân bài

- Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.

- Diễn biến của câu chuyện.

- Tâm trạng của người viết khi phạm lỗi: buồn bã, hối hận…

- Hành động, quyết định của bản thân sau lỗi lầm: quyết định đến xin lỗi…

3. Kết bài

- Bài học rút ra cho chính bản thân.

* Bài mẫu:

Ngày hôm qua, trong lúc cùng bạn thân của mình là Linh dọn đồ đạc để chuẩn bị đi chơi dài ngày, thì em lại nhìn thấy một chú gấu bông có vết may xấu xí trên chân. Chú gấu bông ấy tuy cũ nhưng rất sạch sẽ, được đặt ở một vị trí cao ráo, đủ để biết nó rất được chủ nhân quan tâm. Nhìn nó, kí ức về lần trót dại của em ngày bé lại hiện về.

Hồi đó, em mới là một cô bé học lớp 2, hiếu động và nghịch ngợm. Còn Linh là cô bạn dễ thương vừa mới chuyển đến. Khi đó, Linh rất ít nói và ngại ngùng, lúc nào cũng ôm một chú gấu bông rất xinh ngồi trên hiên nhìn em và các bạn chơi đùa. Lần đầu nhìn thấy cậu ấy, em đã rất muốn được kết bạn. Nên nhiều lần rủ Linh cùng đi chơi. Tuy nhiên chẳng lần nào cậu ấy chịu đồng ý cả. Thế là, một hôm, sau khi Linh lại từ chối không đi chơi cùng em, thì em đã cố cướp lấy con gấu bông từ tay cậu ấy. Cả hai bên ra sức giằng co, kết quả, một bên chiếc chân của chú gấu bị bung chỉ, phần bông bên trong lồi hết cả ra ngoài. Thấy thế, Linh vô cùng hoảng sợ, òa khóc nức nở. Chính em giây phút đó cũng vô cùng hoảng hốt, nhìn Linh khóc như vậy, em chẳng biết làm sao. Suy nghĩ một hồi, em liền nói:

- Đừng khóc, để mình chữa cho gấu bông.

- Cậu có làm được không đấy? - Linh hỏi lại em với khuôn mặt nhem nhuốc như chú mèo.

- Tất nhiên là được. Nhưng cậu phải hứa là sẽ đi chơi với mình thì mình mới chữa cho gấu cơ.

- Em tranh thủ ra điều kiện với Linh.

Và tất nhiên là Linh đồng ý ngay. Tối hôm đó, lần đầu tiên trong đời, em cầm lấy chiếc kim khâu và cố may lại vết rách trên chân chú gấu. Mấy lần kim đâm vào tay đau nhói, nhưng em vẫn kiên trì may cho bằng được. Dù mẹ có đề nghị là may giúp, nhưng nghĩ đến lời hứa với Linh, em lại nghiêm túc từ chối. Thế là, sau cả một buổi tối vất vả, chiếc chân đã được gắn lại vào thân chú gấu, nhưng vết may thì thật xấu xí.

Ngày hôm sau, lấy hết can đảm, em mang chú gấu đến trả lại Linh. Khi đó, em im lặng nhìn chăm chú vào cậu ấy, chờ đợi một sự phán xét. Thế nhưng không, Linh đã vui mừng ôm lấy chú gấu bông và cảm ơn em rối rít, cùng nụ cười tươi như hoa hướng dương. Nụ cười ấy chứng tỏ rằng Linh đã tha thứ và đồng ý lời mời làm bạn của em. Chú gấu bông đó cũng vì vậy mà trở thành kỉ vật tình bạn cho chúng em. Tuy bắt đầu bằng một lỗi lầm từ hành động ngốc nghếch của em, nhưng tình bạn giữa em và Linh đến nay vẫn vô cùng tốt đẹp và vui vẻ.

Từ sau lần phạm lỗi ấy, em cũng trở nên bớt nghịch ngợm và thô lỗ hơn. Bài học ấy giúp em trở thành một cô bé điềm tĩnh, chín chắn như bây giờ. Cứ mỗi lần định nổi nóng hay hành động nóng nảy, em lại nhớ về hình ảnh chiếc chân gấu lòi bông và giọt nước mắt của Linh ngày hôm đó để kiềm chế lại mình.

Đề 2: Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.

* Dàn ý:

1. Mở bài

- Giới thiệu về lớp học của em và buổi sinh hoạt lớp sẽ diễn ra.

2. Thân bài

- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào: thời gian, địa điểm…

- Nội dung của buổi sinh hoạt:

+ Vấn đề em phát biểu, nguyên nhân phát biểu...

+ Em đã thuyết phục Nam là một người bạn tốt như thế nào?

- Kết quả của buổi sinh hoạt lớp.

3. Kết bài

- Suy nghĩ của sau sau buổi sinh hoạt lớp.

* Bài mẫu:

Tôi vẫn còn nhớ đến buổi sinh hoạt cuối cùng của năm. Không khí trong lớp học lúc ấy vô cùng căng thẳng. Các thành viên trong lớp đều đang bàn tán về sự việc vừa xảy ra trong giờ ra chơi.

Nguyên nhân là do hai bạn Nam và Tuấn đã cãi vã, đánh nhau vì Tuấn cho rằng Nam là người lấy cắp tiền trong cặp sách của mình. Hai bạn Nam và Tuấn là những người bạn khá thân thiết trong lớp học, hơn nữa còn là bạn cùng bàn. Nên việc Tuấn nghi ngờ Nam là có căn cứ. Đầu giờ sáng, Tuấn mang tiền đến lớp để đóng học phí và có nói chuyện với Nam về khoản tiền đó. Chình vì vậy, đến giờ ra chơi, Tuấn đã hỏi Nam về số tiền đó.

Mọi ánh mắt của các thành viên trong lớp đổ dồn về phía Nam. Ai cũng thể hiện thái độ bất bình và rất nhiều người đã lên tiếng kết tội. Nhưng Nam vẫn cúi đầu im lặng nghe mọi người phán xét, không có cơ hội để lên tiếng giải thích.

Trước tình hình lớp học như vậy, bạn lớp trưởng đã nhờ đến sự giúp đỡ của cô giáo chủ nhiệm. Cô đã yêu cầu cả lớp trật tự và hỏi Nam về chuyện vừa xảy ra. Nam khẳng định mình không làm việc đó. Khi nhìn thấy ánh mắt của Nam, tôi cảm thấy bạn thật tội nghiệp.

Tôi đã đứng dậy và nói với cô giáo:

- Thưa cô và các bạn, tôi tin rằng Nam là người bạn tốt. Tôi đã học cùng Nam suốt chín năm, bạn ấy chưa từng ăn cắp của ai”.

Tôi đã đưa ra các lý do để chứng minh Nam không phải là người có lỗi:

- Đầu tiên, Nam là người bạn rất tốt bụng. Thậm chí, Nam còn dành dụm tiền ăn sáng của mình để ủng hộ cho quỹ từ thiện của trường. Nam luôn sẵn lòng giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp. Không chỉ vậy, việc Tuấn vội vàng kết tội bạn Nam chỉ vì nghĩ rằng Nam biết về khoản tiền đó của mình, trong khi chưa có bằng chứng thuyết phục là đã quá vội vàng.

Sau khi tôi phát biểu, cô giáo cũng thể hiện sự đồng tình. Các thành viên trong lớp liền yêu cầu Tuấn cẩn thận tìm lại. Thật may, khoản tiền đóng học của Tuấn ở trong túi áo khoác. Tuấn đã để nó ở ngăn bản học. Vì Tuấn chỉ nhớ rằng mình đã cất cẩn thận trong cặp sách, mà quên mất đã để số tiền đó vào túi áo như thế nào.

Cả lớp thở phào nhẹ nhõm, tôi cũng vậy. Tôi cảm thấy thật may vì sự tin tưởng của mình là đúng đắn. Nam nhìn tôi với ánh mắt biết ơn đầy xúc động. Câu chuyện dù đã xảy ra rất lâu nhưng nhắc nhở tôi rằng, khi phán xét một ai chúng ta cần suy nghĩ cân nhắc để tránh gây ra những hiểu lầm đáng tiếc.

Đề 3: Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (từ đầu đến “Bây giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi), hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.

* Dàn ý

1. Mở bài

- Trương Sinh giới thiệu về bản thân mình (tên, gia cảnh, tính cách).

- Dẫn dắt vào câu chuyện (Câu chuyện sau đây làm tôi ân hận suốt đời).

2. Thân bài

a. Quá trình kết hôn, chung sống với Vũ Nương

- Vợ tôi là Vũ Nương, xinh đẹp, đảm đang, khéo léo

- Chúng tôi chung sống với nhau rất hòa thuận, hạnh phúc, háo hức chờ đón đứa con đầu lòng.

- Đang trong thời gian mặn nồng, hạnh phúc, chiến tranh phi nghĩa xảy đến, tôi phải từ biệt mẹ già, vợ trẻ để đi chiến đấu.

- Chia tay vợ trong niềm lưu luyến, nhớ thương. Tôi xúc động nhất khoảnh khắc vợ rót chén rượu đưa tiễn tôi và nói nàng không cần vinh hoa phú quý, chỉ cần tôi được bình yên.

b. Thời gian xa nhà đi lính

- Tôi đi được một tuần thì vợ sinh con trai đặt tên là Đản

- Mẹ tôi ở nhà vì quá thương nhớ tôi nên sinh bệnh

- Vợ tôi ở nhà chăm nom mẹ tôi ân cần, chu đáo, ai ai cũng phải công nhận sự hiền thảo đó

- Khi mẹ mất, vợ tôi khóc thương và lo liệu cho mẹ tôi được mồ yên mả đẹp.

- Tôi thầm tự hào và biết ơn vợ, tự nhủ với lòng sẽ yêu thương và trân trọng nàng suốt đời.

(Do những người hàng xóm kể lại)

c. Trương Sinh trở về và nghi oan cho vợ

- Ba năm sau tôi trở về, trước sự ra đi của mẹ tôi đau đớn, xót xa vô cùng.

- Tôi bế con trai ra mộ để cùng thắp nén hương cho mẹ, nhưng nó khóc lóc, không chịu nhận tôi, nói cha nó chỉ nín thin thít, đêm nào cũng đến.

- Tính tôi đa nghi lại vội vàng nên vô cùng giận giữ, không để cho vợ thanh minh mà ngay lập tức đuổi đi.

d. Vũ Nương thanh minh, được giải oan và sự hối hận của Trương

- Trước cơn thịnh nộ của tôi, Vũ Nương hết lời giải thích, thanh minh, nàng hỏi tôi chuyện kia nhưng tôi cố tình không nói, tôi vẫn mắng nhiếc thậm tệ và đuổi đi mặc cho hàng xóm can ngăn

- Sau đó, vợ tôi tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang tự tử để chứng minh lòng thành. Dù vẫn còn rất giận nhưng biết tin nàng tự tử tôi cũng động lòng thương, vớt xác lên nhưng không thấy.

- Một đêm, nằm cùng bé Đản, bé chỉ tay lên chiếc bóng trên vách tường và nói đó là cha mình. Tôi bàng hoàng nhận ra nỗi oan tày đình của vợ. Tôi đau đớn, dằn vặt tự trách mình.

- Cạnh bến sông có người tên Phan Lang, vì được Linh phi dưới thủy cung đền ơn cứu mạng nên đã được cứu vớt trong một lần chạy giặc Minh.

- Ở dưới thủy cung, ông ta gặp lại vợ tôi. Nàng đã nhờ Phan Lang chuyển lời và chuyển kỉ vật đến tôi. Ban đầu không tin nhưng khi nhìn thấy vật cũ của vợ mới hốt hoảng tin theo.

- Hôm sau, tôi nghe theo lời dặn, lập đàn giải oan cho vợ, Vũ Nương hiện về đẹp lung linh. Tôi xúc động, nghẹn ngào gọi vợ, nàng chỉ thấp thoáng giữa nói vọng vào lời từ biệt tôi.

- Tôi đau đớn, ân hận, giày vò, vì những cơn ghen mù quáng của mình.

3. Kết bài

- Trương Sinh tự rút ra cho mình bài học: Vợ chồng phải biết yêu thương tôn trọng và đặt niềm tin ở nhau mới có hạnh phúc bền lâu.

- Trương Sinh tự hứa với lòng sẽ ở vậy, chăm con thật tốt, bù đắp sai lầm.

* Bài mẫu

Tôi tên là Trương Sinh hôm nay tôi xin kể lại câu chuyện của gia đình tôi để các bạn có thể lấy chuyện của tôi ra làm tấm gương mà biết cách giữ gìn hạnh phúc gia đình mình đừng để tới khi gia đình tan nát mới cảm thấy hối hận như tôi.

Năm tôi tròn 20 tuổi mẹ tôi có nhờ người mai mối và đem sính lễ hỏi cưới cho tôi một người con gái cùng làng nàng tên là Vũ Thị Thiết. Nàng năm ấy vừa tròn đôi chín, dáng người đoan trang hiền thục, mặt mũi ưa nhìn, tính tình đức hạnh… Khi mẹ hỏi cưới nàng cho tôi tôi mừng lắm vì lấy được người vợ vừa xinh đẹp lại hiền ngoan. Chúng tôi sống với nhau hạnh phúc được một thời gian ngắn, khi Vũ Nương vợ tôi mang thai đứa con đầu lòng thì cũng là lúc tôi phải theo lời kêu gọi của triều đình lên đường đi đánh trận. Ngày chia tay tôi nàng chỉ sụt sùi khóc động viên tôi giữ gìn sức khỏe trở về bình yên để gia đình được đoàn tụ bên nhau. Cha được gần con và vợ được gần chồng.

Chiến tranh giặc giã liên miên nhiều năm liền rồi cũng tan. Tôi được trở về quê nhà nên mừng vui lắm. Nhưng vừa về tới nhà tôi liền nghe tin dữ rằng mẹ tôi vì nhớ thương tôi mà đau bệnh qua đời cách đây mấy năm. Tôi buồn lắm bồng đứa con trai của mình đi thăm mộ bà nội nó, nhưng con trai tôi nhất định không chịu theo tôi. Nó bảo tôi không phải là ba nó, ba của nó đêm nào cũng tôi. Khi nghe con trẻ nói vậy tôi bực mình lắm, máu ghen trong người tôi sôi lên sùng sục. Vợ tôi thì nổi tiếng xinh đẹp nên việc nàng có người để ý chẳng phải chuyện khó khăn gì, nên tôi ngay lập tức tin lời con trai về nhà đuổi vợ ra khỏi nhà. Tôi còn nặng lời sỉ nhục nàng ấy khiến nàng ấy chạy ra khỏi nhà và đi đâu tôi không biết.

Chỉ cho tới khi tôi nghe có người trong làng hớt hải chạy về báo với tôi rằng “Trương Sinh ơi! Tôi thấy vợ cậu Vũ Nương nàng ấy nhảy xuống sông tự vẫn rồi” người hàng xóm đó còn kể cho tôi nghe những gì mà vợ tôi đã làm cho mẹ tôi khi bà đau ốm, mà tôi thì vắng mặt không có ở nhà. Người đó nói rằng tôi là người có phúc lắm mới lấy được Vũ Nương làm vợ, nhưng tôi không biết trân trọng vợ của mình. Khi nghe những lời đó tôi thấy hối hận lắm, cảm thấy bàng hoàng trước hành động quyết liệt của vợ mình. Tôi không thể ngờ được Vũ Nương nàng ấy lại phản ứng mạnh mẽ tới như vậy. Trong lúc nóng giận tôi đuổi nàng ấy đi nàng ấy chỉ việc về nhà mẹ đẻ chờ tôi nguôi giận tìm hiểu ngọn ngành rồi đón nàng ấy về nhà. Vậy mà nàng ấy lại chọn cái chết để chứng minh nỗi oan khuất của mình. Tôi đau xót lắm.

Buổi tối nhiều đêm tôi không thể nào chợp mắt được con thơ đòi mẹ, hình ảnh vợ tôi cứ hiện về ám ảnh tâm trí của tôi. Tôi ngồi trước chiếc đèn soi bóng mình trên vách, thì đúng lúc đó con tôi tỉnh giấc nó vui vẻ bảo tôi “ba tôi đó” đến lúc này tôi mới hiểu ra người ba đêm nào cũng tới của con trai tôi chính là chiếc bóng của mẹ nó mà thôi. Tôi ôm mặt khóc rưng rức nhưng đã quá muộn rồi vợ tôi đã chết không sống lại được nữa.

Trong làng tôi đang sống có người đàn ông làm nghề kéo lưới tên Phan Lang ông ta rơi xuống sông không chết, sau khi tỉnh lại ông ta đến nhà gặp tôi bảo rằng ông ấy gặp vợ tôi ở dưới thủy cung. Vợ tôi Vũ Nương mong tôi lập đàn giải oan cho nàng ấy siêu thoát. Tôi nghe theo lời căn dặn của vợ lập đàn giải oan cho vợ của mình, trong làn sương mờ ảo hư thực tôi thấy vợ tôi Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa võng lọng bay lên trời không về với tôi và con trai nữa.

Hôm nay, tôi kể câu chuyện của mình mong các bạn hãy biết trân trọng tình cảm gia đình của mình, đã lấy nhau thì nên tin tưởng vào nhau đừng ghen tuông nghi kỵ để rồi ân hận như tôi suốt đời.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm

- Sử dụng các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại, độc thoại.

- Không viết thành bài văn, chỉ nêu ra các ý chính mà mình sẽ nói.

- Luyện tập nói ở nhà, hình dung trước: mở đầu nên nói gì, sau đó lần lượt nói về các nội dung gì và kết thúc như thế nào.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Lặng lẽ Sa Pa

Ôn tập phần tiếng Việt

Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự

Người kể chuyện trong văn bản tự sự

Chiếc lược ngà

1 9076 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: