Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Thúy Kiều báo ân báo oán để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 1352 lượt xem
Tải về


Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán ngắn gọn

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

a. 

- Qua lời Kiều nói với Thúc Sinh, có thể thấy Kiều là một con người trọng tình, trọng nghĩa.

b.

- Việc nhắc đến Hoạn Thư là do Hoạn Thư chính là nguyên nhân dẫn đến những đau khổ của Kiều. Đồng thời cho thấy Kiều hiểu được hoàn cảnh éo le của Thúc Sinh nên không trách móc chàng.

- Sự khác nhau về ngôn ngữ nhằm phù hợp với đối tượng, mục đích giao tiếp.

+  Khi nói với Thúc Sinh nàng sử dụng nhiều từ Hán Việt. Cách nói trang trọng phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc, đồng thời thể hiện được tấm lòng biết ơn trân trọng của Thúy Kiều.

+ Khi nói về Hoạn Thư ngôn ngữ Kiều xuất hiện nhiều từ thuần Việt: quỷ quái tinh ma, kẻ cắp bà già,... cách nói nôm na, binh dị phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp.

Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Những lời đầu tiên Kiều nói với hoạn thư có giọng điệu mỉa mai, đay nghiến.

- Thái độ của Kiều qua giọng điệu: quyết tâm báo thù, cảnh báo trước về những điều sắp xảy ra.

Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ văn 9Tập 1):

- Trình thự lý lẽ của Hoạn Thư:

+ xóa đi ranh giới kẻ thù - nạn nhân (cùng là đàn bà, ghen tuông là chuyện thường tình)

+ biến mình trở thành ân nhân (đưa Kiều ra kinh Quân Âm, không đuổi bắt khi Kiều chạy trốn)

+ nhận lỗi lầm, hy vọng được tha thứ

- Các lí lẽ ấy tác động đến Kiều: Ban đầu đồng cảm, sau đó bắt đầu khó xử không biết nên tha hay trừng trị.

- Qua lời đối đáp của Hoạn Thư, em có cảm nhậnvề tính cách của nhân vật này là: khôn ngoan, mưu mô và nhiều thủ đoạn.

Câu 4 (trang 108 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư vì: bản tính nhân hậu, khoan dung của nàng.

- Việc làm ấy là hợp lý.

- Nguyên nhân: Phù hợp với tính cách của Thúy Kiều.

- Những lời cuối cùng Kiều nói cho thấy nàng là người có tấm lòng vị tha.

Câu 5 (trang 108 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

* Phân tích tính cách Thúy Kiều và Hoạn Thư:

- Thúy Kiều: một người phụ nữ trọng tình nghĩa, giàu lòng vị tha. Đối với Thúc Sinh thì không oán trách mà chỉ nghĩ đến ơn nghĩa. Đối với Hoạn Thư thì dù muốn báo oán nhưng bản chất lương thiện khiến nàng không thể hành động.

- Hoạn Thư là một người phụ nữ nham hiểm và hết mực khôn ngoan.

II. Luyện tập

* Phân tích những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lý, nhất quán trong tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư.

* Gợi ý:

- Thúy Kiều: Giàu lòng nhân hậu, yêu ghét rõ ràng, trọng tình nghĩa (có ơn thì trả, có thù phải báo). Trong hoàn cảnh báo thù với một người đã gây ra biết bao nhiêu đau khổ cho mình, nhưng vẫn bị lời lẽ của Hoạn Thư làm cho đồng cảm, khó xử.

→ Bản chất lương thiện không thay đổi dù trải qua nhiều sóng gió.

- Hoạn Thư: “quý quái tinh ma” - khôn ngoan, nhiều mưu kế. Dù là ở vị thế cao hay thấy vẫn đưa ra những lí lẽ để đạt được mục đích.

→ Dù trong hoàn cảnh nào vẫn rất giảo hoạt, tinh ranh.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán

I. Tác giả

a. Cuộc đời

- Nguyễn Du ( 1765-1820), tên tự là Tố Như, hiêụ Thanh Hiên.

- Quê quán :

+ Quê cha: Tiên Điền, Hà Tĩnh

+ Quê mẹ: Từ Sơn, Bắc Ninh

→ Giúp Nguyễn Du có điều kiện tiếp xúc với nhiều vùng văn hóa, dùi mài kinh sử, vốn sống, vốn hiểu biết phong phú.

b. Sự nghiệp văn học

- Sự nghiệp sáng tác: được đánh giá cao cả về chữ Hán và chữ Nôm với tinh thần nhân đạo sâu sắc, các giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đạt đến đỉnh cao.

- Tác phẩm tiêu biểu:

+ Sáng tác bằng chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục

+ Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh, Văn chiêu hồn

Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán hay, ngắn gọn (ảnh 1) 

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ

- Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ 19 (khoảng 1805-1809)

- Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều có dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn, mang đến sự thành công và sức hấp dẫn cho tác phẩm.

2. Thể loại

- Truyện thơ Nôm

3. Bố cục

- Phần 1 (mười hai câu thơ đầu): cảnh Thúy Kiều báo ân cho Thúc Sinh.

- Phần 2 (hai mươi hai câu thơ còn lại): Thúy Kiều báo oán Hoạn Thư.

Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán hay, ngắn gọn (ảnh 1)

4. Giá trị nội dung

- Đoạn trích "Thúy Kiều báo ân, báo oán" đã thể hiện được ước mơ công lí, chính nghĩa của nhân dân “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.

5. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ đối thoại độc đáo, sử dụng nhiều thành ngữ…

Bài giảng Ngữ văn 9 Thúy Kiều báo ân báo oán

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên)

Chương trình địa phương (phần văn)

Tổng kết về từ vựng

1 1352 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: