Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 1762 lượt xem


Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) ngắn gọn

Câu 1 (trang 175 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

a)

- Móm: lá cọ non, phơi tái dùng để gói cơm nắm, thức ăn các loại.

- Đước: cây mọc ở vùng ngập mặn Tây Nam Bộ, rễ chùm lớn, hạt nảy mầm ngay trên cây.

b)

 Giống về nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân.

Phương ngữ Bắc bộ

Phương ngữ Trung

Phương ngữ Nam

Mẹ

Mạ

Bố

Ba

Ba

Mùi tàu

Mùi tàu

Ngò gai

c) Giống về âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các hương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân 

Phương ngữ Bắc

Phương ngữ Trung

Phương ngữ Nam

bổ: có ích

bổ: ngã

bổ: té

hòm: làm bằng gỗ hoặc kim loại có đậy nắp.

 

Hòm là quan tài

Hòm là quan tài

Câu 2 (trang 175 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Có những từ ngữ địa phương như trong phần 1.a vì có những sự vật hiện tượng xuất hiện ở địa phương này, nhưng không xuất hiện ở phương khác.

- Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện nước ta có sự khác biệt giữa các vùng miền về các điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán… Nhưng sự khác biệt đó lại không quá lớn, nên các từ ngữ đó không có quá nhiều.

Câu 3 (trang 175 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Các từ và cách hiểu được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân trong các trường hợp trên là:

+ Trường hợp b: bố, mẹ

+ Trường hợp c: hòm (đồ vật có dạng hình hộp, có nắp đậy, dùng để đựng đồ)

→ Chủ yếu là các từ thuộc phương ngữ Bắc bộ.

Câu 4 (trang 176 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Các từ ngữ địa phương: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ

- Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ Trung Bộ, (cụ thể là thuộc vùng Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế).

- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương: Bài thơ “Mẹ suốt” của nhà thơ Tố Hữu viết về một người mẹ Việt Nam anh hùng sống ở vùng đất Quảng Bình. Với những từ ngữ địa phương trên đã góp phần diễn tả chân thực hình ảnh người mẹ với những suy nghĩ, tình cảm của một người mẹ trên vùng quê ấy.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

- Từ ngữ toàn dân là loại từ ngữ được sử dụng rộng rãi và thống nhất trong toàn thể bộ phận nhân dân trên cả nước.

- Từ ngữ địa phương là loại từ ngữ được sử dụng chỉ ở bộ phận một hoặc một số địa phương nhất định. Nếu nói từ ngữ của địa phương thì có thể người dân của địa phương khác sẽ không hiểu vì nó không được dùng phổ biến trong toàn dân.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm

Lặng lẽ Sa Pa

Ôn tập phần tiếng Việt

Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự

1 1762 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: