Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Nghĩa tường minh và hàm ý để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 1,623 18/02/2022
Tải về


Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý ngắn gọn

I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý

Câu hỏi (trang 75 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

1. Câu "Trời ơi, chỉ còn có năm phút!" không chỉ thông báo về thời gian mà còn bộc lộ sự luyến tiếc. Anh thanh niên không nói thẳng có thể vì ngại ngùng, có thể vì tế nhị hay do cách nói. Đây là câu mang hàm ý.

2. Câu nói thứ hai không chứa ẩn ý.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 75 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

a) Câu "Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy.", đặc biệt là cụm từ tặc lưỡi cho thấy nhà họa sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên.

b) Trong câu cuối đoạn văn, những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái liên quan tới chiếc mùi soa là:

- mặt đỏ ửng  (ngượng);

- nhận lại chiếc khăn (không tránh được);

- quay vội đi (quá ngượng).

=> Sự ngượng ngùng, đành phải nhận lại chiếc khăn và muốn giấu đi sự xấu hổ của cô gái. Thực ra, vì cảm mến, cô gái định để lại chiếc khăn mùi soa lại cho người thanh niên làm kỉ vật nhưng anh ta không hiểu, tưởng cô bỏ quên nên đã thật thà đem trả lại.

Câu 2 (trang 75 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Câu có hàm ý “Tuổi già cần nước chè: Ở Lào Cai đi sớm quá”, có thể hiểu là: Khi đi, ông hoạ sĩ chưa kịp uống nước chè.

Câu 3 (trang 75 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Câu “Cơm chín rồi!” có chứa hàm ý, đó là “ông vô ăn cơm đi!”.

Câu 4 (trang 76 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Những câu in đậm ở đây không chứa hàm ý.

- Giải thích:

+ Câu in đậm thứ nhất là câu nói lảng (nói sang chuyện khác tránh đề tài đang bàn, còn goi là “đánh trống lảng”).

+ Câu in đậm thứ hai là câu nói dở dang.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý

1. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý:

- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, đây được xem là nghĩa thực và ai cũng có thể hiểu được.

Nghĩa làm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

- Hàm ý là những nội dung ý nghĩa mà người nói có ý định truyền bá cho người nghe nhưng không nói ra trực tiếp, chỉ ngụ ý để người nghe tự suy ra căn cứ vào ngữ cảnh, nghĩa tường minh, căn cứ vào những phương châm hội thoại.

- Tác dụng của cách nói hàm ý:

+ Tạo ra hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn so với cách nói thông thường.

+ Giữ được tính lịch sự và thể diện của người nói/ người nghe.

+ Làm cho lời nói có ý vị, hàm súc.

+ Người nói có thể không phải chịu trách nhiệm về hàm ý.

2. Ví dụ: “dã tràng xe cát” 

+ Nghĩa tường minh: hình ảnh con dã tràng xe cát

+ Nghĩa hàm ẩn: nhọc công mưu cầu việc gì mà cuối cùng nhọc công vô ích.

Bài giảng Ngữ văn 9 Nghĩa tường minh và hàm ý

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Mây và sóng

Ôn tập về thơ

Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)

1 1,623 18/02/2022
Tải về