Soạn bài Bắc Sơn (trích hồi bốn ) hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Bắc Sơn (trích hồi bốn ) Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Bắc Sơn (trích hồi bốn ) để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 886 19/02/2022
Tải về


Soạn bài Bắc Sơn (trích hồi bốn) - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Bắc Sơn ngắn gọn

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 166 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)

- Lớp I: lời tóm tắt, giới thiệu tình huống truyện của tác giả

- Lớp II: Cuộc đối thoại giữa Thơm và hai người cán bộ cách mạng là Cửu và Thái

- Lớp III: Cuộc đối thoại giữa Thơm và Ngọc

Tình huống: Trước cái chết của cha, Thơm dần nhận ra bộ mặt phản bội của Ngọc, chồng cô. Cô vô cùng đau xót, ân hận. Khi Thái và Cửu, hai chiến sĩ cách mạng bị giặc truy bắt thì chạy nhầm vào nhà Thơm được Thơm che giấu và cứu giúp.

Câu 2 (trang 166 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)

* Tình huống đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong vở kịch. Nó thúc đẩy nhanh diễn biến sự việc, buộc nhân vật phải hành động, bộc lộ tính cách, phẩm chất, tư tưởng, quan điểm…

* Xung đột kịch: Ngọc (chồng Thơm) dẫn lính đi lùng bắt cán bộ, du kích. Thái và Cửu chạy đúng vào nhà Ngọc. Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa khoát: hoặc là để cho Ngọc bắt cán bộ sẽ được yên, hoặc che giấu họ ngay trong nhà mình, vô cùng nguy hiểm. Thơm quyết định che dấu cán bộ, chiến sĩ và đứng hẳn về phía cách mạng

- Sự xuất hiện của Thái, Cửu đẩy mâu thuẫn kịch phát triển theo hướng khác: Trong hoàn cảnh nguy kịch, lòng tin của người cán bộ với nhân dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định tới thành bại của cách mạng

Câu 3 (trang 166 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)

Hoàn cảnh Thơm: quen cuộc sống an nhàn, được chồng chiều chuộng, mặc dù cha và em trai theo cách mạng thì cô vẫn đứng ngoài khởi nghĩa

- Tâm trạng:

+ Sự ân hận, day dứt của Thơm: người cha lúc hi sinh, những lời cuối cùng của ông, khẩu súng trao lại cho Thơm, sự hi sinh của em trai, hình ảnh người mẹ hóa điên ám ảnh cô

+ Sự nghi ngờ của cô đối với Ngọc: Thơm dò xét nhưng Ngọc lảng tránh, cô không dễ gì từ bỏ cuộc sống nhàn nhã mà chồng tạo ra

+ Tình huống bất ngờ xảy ra: Thái và Cửu chạy trốn vào nhà cô, cô phải lựa chọn giữa việc báo cho chồng biết hoặc che dấu cho hai chiến sĩ cách mạng

→ Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn, căng thẳng để bộc lộ đời sống nội tâm, nỗi day dứt, đau xót, ân hận của Thơm để nhân vật lựa chọn đứng hẳn về phía cách mạng

Câu 4 (trang 166 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)

- Ngọc bộc lộ đầy đủ bản chất tên Việt gian bán nước qua hành động truy lùng các cán bộ cách mạng, tính toán tiền thưởng khi bắt được cán bộ, qua việc y định tậu ruộng, chạy hàm cửu phẩm, định trị cho thằng Tốn nào đó đã mua tranh ruộng của y:

+ Nuôi tham vọng thỏa mãn muốn địa vị, tiền bạc

+ Ngọc che giấu bản chất Việt gian trước Thơm, y ra sức truy lùng người cách mạng lẩn trốn trong vùng,

- Tác giả xây dựng nhân vật phản diện như Ngọc khắc họa tính cách của một người nhất quán nhưng không đơn giản

- Thái bình tĩnh, sáng suốt, tin tưởng vào sự che chở của quần chúng, ngay cả khi người đó là vợ tên Việt gian

- Cửu có sự nôn nóng, thiếu chín chắn, ban đầu anh nghi ngờ và có ý định muốn bắn Thơm

Câu 5 (trang 167 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)

* Nghệ thuật đoạn trích:

- Thể hiện xung đột: Xung đột cơ bản của vở kịch đến hồi bốn đã bộc lộ gay gắt trong sự đối đầu của Ngọc với Thái, Cửu, trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp và Ngọc cùng đồng bọn đang truy lùng những người cách mạng. Đồng thời xung đột kịch cũng diễn ra trong nội tâm nhân vật Thơm, thúc đẩy diễn biến tâm trạng nhân vật để đi tới bước ngoặt quan trọng.

- Xây dựng tình huống: Tình huống gay cấn, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển.

- Ngôn ngữ đối thoại: nhịp điệu, giọng điệu phù hợp với nhân vật, giai đoạn kịch

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 167 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)

- Chia nhóm, phân vai đọc kịch

Câu 2 (trang 167 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)

Đọc kĩ chú thích ∗ ∗ để hiểu rõ về kịch

Ý nghĩa - Giá trị

- Học sinh nhận diện được tình huống xung đột chính của kịch, phân tích được diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm – một có gái có chồng theo giặc, từ chỗ thờ ơ với cách mạng, sợ liên lụy đến chỗ hững hẳn về phía cách mạng, từ đó thấy được tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

- Học sinh thấy được nghệ thuật viết kịch đặc sắc của Nguyễn Huy Tưởng qua cách tạo dựng tình huồng để bộc lộ xung đột, tổ chức đối thoai, thể hiên tâm lí và tính cách nhân vật.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Bắc Sơn

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Tên tác giả: Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960)

- Quê quán: làng Dục Tú, từ Sơn, bắc Ninh nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội

- Cuộc đời:

+ Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng

+ Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định và Phúc Yên.

+ Năm 1951, ông tham gia chiến dịch biên giới

+ Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996

Soạn bài Bắc Sơn (trích hồi bốn ) hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Tác phẩm tiêu biểu: Bốn năm sau, An Tư công chúa, Truyện Anh Lục

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Vở kịch Bắc Sơn được Nguyễn Huy Tưởng sáng tác và đưa lên sân khấu vào đầu năm 1946 trong không khí sôi sục của những năm đầu cách mạng.

2. Thể loại:

- Kịch

3. Bố cục:

- Lớp I : Hoàn cảnh của Thơm.

- Lớp II : Thái và Cửu – hai cán bộ cách mạng bị truy đuổi, chạy vào nhà Thơm.

- Lớp III : Thơm đóng kịch qua mắt Ngọc – Ngọc sấp ngửa ra đi.

4. Tóm tắt

Đêm, thấy Ngọc - chồng mình cầm gậy và đèn bấm định đi đâu với dáng điệu rất khả nghi. Thơm cho chồng biết có tin đồn Ngọc dắt tây vào đánh Vũ Lăng, Ngọc chối và nói tránh sang chuyện về một chiến sĩ cách mạng tên Thái Có tiếng gọi và Ngọc vội vã ra đi, Thơm một mình nghĩ đến mẹ rồi nghĩ đến Thái, lo sợ Thái bị bắt. Đúng lúc đó, Thái và Cửu chạy nhầm vào nhà Thơm. Thơm tìm cách giấu hai người vào buồng của mình. Thơm đã giấu thành công hai chiến sĩ cách mạng.

5. Giá trị nội dung

- Đoạn trích thể hiện những xung đột diễn ra trong nội tâm nhân vật Thơm, thúc đẩy diễn biến tâm trạng nhân vật để đi tới bước ngoặt quan trọng, làm nổi bật vẻ đẹp và sự chuyển biến trong nhận thức của nhân vật Thơm.

6. Giá trị nghệ thuật

- Tác giả thành công trong việc xây dựng tình huống kịch: tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển, tác giả đã tổ chức được các đối thoại với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn của hành động kịch.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Tổng kết phần Văn học nước ngoài

Tổng kết phần Tập làm văn

Tôi và chúng ta (trích cảnh ba)

Tổng kết phần Văn học

Kiểm tra tổng hợp cuối năm

1 886 19/02/2022
Tải về