Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên) hay, ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên) Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên) để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên) - Ngữ văn 9
A. Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên) ngắn gọn
Phần đọc - hiểu văn bản
Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
- Chủ đề: Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn nói lên sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, tác giả cũng thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời.
Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
- Hoàn cảnh của Lục Vân Tiên: mù lòa, bơ vơ nơi đất khách quê người.
- Hoàn cảnh thực hiện hành động: Trịnh Hâm nhân lúc đêm khuya lặng lẽ, trời tối để ra tay.
- Nguyên nhân: vốn ghen ghét, đố kỵ với tài năng của Lục Vân Tiên từ trước.
- Diễn biến: Xô Lục Vân Tiên xuống sông, giả vờ hô hào để mọi người tỉnh dậy cứu.
=> Trịnh Hâm mưu hại Lục Vân Tiên nhưng lại mượn danh nghĩa giúp đỡ. Như vậy, người đọc có thể thấy được sự độc ác đã thấm vào máu thịt của con người này.
Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
* Cái thiện được thể hiện qua nhân vật Ngư ông:
- Vân Tiên rơi xuống nước nhưng không chết mà được Giao long dìu vào, lại được Ngư ông giúp đỡ.
- Hành động: Cả nhà lo lắng, cứu chữa cho Vân Tiên “Hối con vầy lửa một giờ/Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày”. Sự tận tình, chu đáo của gia đình Ngư ông.
- Khi Vân Tiên tỉnh dậy, kể lại rõ sự tình của bản thân. Ngư ông động lòng thương và yêu cầu Vân Tiên ở lại cùng ông. Cho thấy tấm lòng thương người, , hào hiệp của ông.
- Khi Vân Tiên tỏ ý không biết báo đáp ơn nghĩa thế nào, Ngư ông vẫn sẵn sàng cưu mang mà không mong sự báo đáp.
- Cuộc sống của gia đình Ngư ông: không màng danh lợi, vô cùng đơn giản và tránh xa những tính toán nhỏ nhen, ích kỷ.
* Đoạn thơ nói lên niềm tin của tác giả dành cho nhân dân lao động: họ luôn giữ được tấm lòng tốt đẹp, nhân ái…
Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
* Gợi ý:
Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?
Nước trong rửa ruột sạch trơn,
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây.
- Ngôn ngữ: giản dị, khoáng đạt của một con người không màng danh lợi.
- Cảm xúc của tác giả: sự ngưỡng mộ trước tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Ngư ông.
→ Nguyễn Đình Chiểu như hóa thân vào nhân vật của mình để bộc lộ tư tưởng chính nghĩa của bản thân.
Phần luyện tập
Câu hỏi (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
Trong Truyện Lục Vân Tiên, các nhân vật xếp cùng loại với ông Ngư: giao long, Du thần, ông Tiều, Hớn Minh.
+ Đây đều là nhân vật tài năng, có nhân cách cao cả, tốt bụng, sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người khác trong cơn hoạn nạn
+ Thông qua những nhân vật này, tác giả gửi gắm tư tưởng nhân đạo, niềm tin, công lý, chính nghĩa, tin vào tấm lòng nhân ái của con người trong cuộc sống
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
I. Tác giả
a. Cuộc đời
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tục gọi là Đồ Chiểu
- Quê quán: sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố HCM); quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Cuộc đời:
+ Năm 1843, ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi
+ Năm 1849, ông bị mù. Tuy nhiên không đầu hàng số phận, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc.
+ Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì, ông tích cực tham gia vào phong trào kháng chiến
+ Khi cả Nam Kì rơi vào tay giặc, ông về sống tại Ba Tri (Bến Tre), nêu cao tinh thần bất khuất cho đến lúc mất
b. Sự nghiệp văn học
- Sự nghiệp văn học:
+ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc, ông đã để lại nhiều áng văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lí làm người, lòng yêu nước và ý chí cứu nước...
+ Quan điểm sáng tác: Nguyễn Đình Chiểu sáng tác với quan điểm lấy ngòi bút làm vũ khí chiến đấu: “Chở bao nhiêu đạp thuyền không khẳm – Đâm mất thằng gian bút chẳng tà”
- Tác phẩm chính: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thơ điếu Trương Định...
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:
- Truyện Lục Vân Tiên là một truyện thơ nôm của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ 19, truyện có 2082 câu thơ lục bát.
Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” là phần thứ hai của truyện “Lục Vân Tiên”. Truyện kể về Vân Tiên và Tiểu đồng bị Trịnh Hâm hãm hại do lòng đố kị và ghen ghét tài năng của Vân Tiên.
2. Thể loại:
- Truyện thơ Nôm
3. Bố cục:
- Phần 1: 8 câu đầu: Tội ác của Trịnh Hâm.
- Phần 2: Các câu còn lại: Việc làm nhân đức và nhân cách cao cả của ông ngư.
4. Giá trị nội dung:
* Giá trị hiện thực: Vạch trần cái ác, cái xấu trong xã hội. Chửi thói gian ác, bất công, chửi những kẻ tráo trở, bội bạc, phản phúc như cha con Võ Công, chửi những kẻ bất nghĩa, bất nhân như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, chửi bọn người làm ăn bất lương chuyên nghề lừa bịp, bóp nặn nhân dân (bọn thầy bói, thầy pháp, bọn lang băm).
* Giá trị nhân đạo:
Đề cao đạo lý làm người:
- Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: tình cha con, mẹ con, nghĩa vợ chồng, tình bè bạn, tình yêu thương cưu mang những người gặp cơn hoạn nạn.
- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khổ phò nguy.
- Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời (kết thúc có hậu của truyện; thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà).
- "Lục Vân Tiên là một tiếng chửi, một lời ca, một ước mơ" – Hoài Thanh.
5. Giá trị nghệ thuật:
- Lục Vân Tiên là một truyện thơ Nôm mang tính chất là một truyện kể dân gian: chú ý đến cốt truyện, còn nhân vật chủ yếu thể hiện bằng hành động hơn là miêu tả nội tâm. Nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu còn là hoá thân cho lý tưởng hoặc thái độ yêu ghét của ông.
- Truyện mang màu sắc Nam Bộ cả về tính cách con người, cả về ngôn ngữ địa phương.
Bài giảng Ngữ văn 9 Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 9 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 9
- Giải sbt Hóa học 9
- Giải vở bài tập Hóa học 9
- Lý thuyết Hóa học 9
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 9
- Giải sgk Toán 9 (sách mới) | Giải bài tập Toán 9 Tập 1, Tập 2
- Giải sbt Toán 9
- Lý thuyết Toán 9
- Các dạng bài tập Toán lớp 9
- Giáo án Toán lớp 9 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 9 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 9 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Sinh học 9 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 9
- Giải vở bài tập Sinh học 9
- Lý thuyết Sinh học 9
- Giải sbt Sinh học 9
- Giải sgk Vật Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 9
- Giải sbt Vật Lí 9
- Lý thuyết Vật Lí 9
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 9
- Giải vở bài tập Vật lí 9
- Giải sgk Địa Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 9
- Lý thuyết Địa Lí 9
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 9
- Giải sgk Tin học 9 (sách mới) | Giải bài tập Tin học 9
- Lý thuyết Tin học 9
- Lý thuyết Giáo dục công dân 9
- Giải vở bài tập Lịch sử 9
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 9
- Lý thuyết Lịch sử 9
- Lý thuyết Công nghệ 9