Soạn bài Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 5664 lượt xem
Tải về


Soạn bài Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) ngắn gọn

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

- Kết cấu của đoạn thơ:

+ 4 câu đầu: Giới thiệu khái quát

+ 4 câu thơ tiếp: miêu tả chi tiết vẻ đẹp của Thúy Vân

+ 12 câu thơ tiếp: miêu tả chi tiết vẻ đẹp của Thúy Kiều

+ 4 câu cuối: cuộc sống của hai chị em

- Trình tự của đoạn thơ gắn liền với trình tự miêu tả nhân vật đi từ khái quát đến chi tiết.

Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

- Vẻ đẹp của Thúy Vân được so sánh với nhiều hình ảnh:

+ “khuôn trăng đầy đặn” - gợi khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu.

+ “nét ngài nở nang”: gợi lông mày hơi đậm.

+ “hoa cười ngọc thốt đoan trang”: gợi tả giọng nói, nụ cười e thẹn, nhẹ nhàng và mang nét đoan trang.

+ “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” - vẻ đẹp của mái tóc, làn da cũng khiến thiên nhiên phải nhường nhịn.

- Thúy Vân có nét đẹp của một người phụ nữ hiền lành, phúc hậu. Cuộc đời của nàng được dự báo sẽ bình yên, hạnh phúc.

Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

- Điểm giống:

+ Tác giả đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên mang tính ước lệ để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều.

+ Những hình tượng ấy cũng dự báo về cuộc đời, số phận nhân vật.

- Điểm khác:

+ Nguyễn Du sử dụng nghệ thuật đòn bẩy: miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước để so sánh với Thúy Kiều.

+ Vẻ đẹp của Thúy Vân khiến cho tạo hóa phải nhường nhịn, dự báo cuộc đời êm đềm.

+ Vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến cho tạo hóa phải ghen tị, dự báo cuộc đời bất hạnh, truân chuyên.

Câu 4 (trang 83 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

- Bên cạnh vẻ đẹp hình thức, tác giả còn nhấn mạnh vào vẻ đẹp về tài năng, tâm hồn của Thúy Kiều.

+ Thông minh vốn sẵn tính trời”: một người phụ nữ thông minh, hiểu biết.

+ Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”: am hiểu về âm nhạc, thơ ca.

+ Miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều “Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” - tiếng đàn của một trái tim đa sầu đa cảm.

- Vẻ đẹp đó cho thấy Thúy Kiều là một người tài sắc vẹn toàn.

Câu 5 (trang 83 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

- Ý kiến: đúng

- Lý do: Thời xưa, thiên nhiên vốn được coi là chuẩn mực của cái đẹp. Khi so sánh vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân với thiên nhiên:

+ Nguyễn Du sử dụng từ “thua”, “nhường” để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân - sắc thái nhẹ nhàng.

+ Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều dùng từ “ghen”, “hờn” - sắc thái mạnh mẽ, bộc lộ rõ thái độ đố kỵ, ghen tức của thiên nhiên dành cho vẻ đẹp của Kiều.

Câu 6 (trang 83 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

- Bức chân dung của Thúy Kiều nổi bật hơn.

- Lý do:

+ Chân dung Thúy Vân được miêu tả trước nhằm làm nổi bật hơn vẻ đẹp của Thúy Kiều (So bề tài sắc lại là phần hơn)

+ Trước hết về số câu: Miêu tả Thúy Vân chỉ có 4 câu, trong khi Thúy Kiều là 12 câu.

+ Vẻ đẹp của Thúy Vân chỉ hiện lên qua ngoại hình, còn Thúy Kiều được miêu tả một cách toàn diện từ ngoại hình, tài năng đến tính cách.

Phần luyện tập

Học thuộc lòng đoạn thơ.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều)

I. Tác giả

a. Cuộc đời

- Nguyễn Du ( 1765-1820), tên tự là Tố Như, hiêụ Thanh Hiên.

- Quê quán :

+ Quê cha: Tiên Điền, Hà Tĩnh

+ Quê mẹ: Từ Sơn, Bắc Ninh

→ Giúp Nguyễn Du có điều kiện tiếp xúc với nhiều vùng văn hóa, dùi mài kinh sử, vốn sống, vốn hiểu biết phong phú.

b. Sự nghiệp văn học

- Sự nghiệp sáng tác: được đánh giá cao cả về chữ Hán và chữ Nôm với tinh thần nhân đạo sâu sắc, các giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đạt đến đỉnh cao.

- Tác phẩm tiêu biểu:

+ Sáng tác bằng chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục

+ Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh, Văn chiêu hồn

Soạn bài Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) hay, ngắn gọn (ảnh 1)

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ

- Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ 19 (khoảng 1805-1809)

- Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều có dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn, mang đến sự thành công và sức hấp dẫn cho tác phẩm.

2. Thể loại

- Truyện thơ Nôm

3. Bố cục

- Đoạn 1 (4 câu đầu): giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều

- Đoạn 2 (4 câu tiếp): gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân

- Đoạn 3 (12 câu tiếp): gợi tả vẻ đẹp Thúy Kiều

- Đoạn 4 (4 câu cuối): Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em

Soạn bài Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) hay, ngắn gọn (ảnh 1)

4. Giá trị nội dung

Đoạn trích đã khắc họa rõ nét chân dung tuyệt mĩ của chị em Thúy Kiều, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều, đây là biểu hiện cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du

5. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật ẩn dụ, ước lệ tượng trưng.

- Sử dụng điển cố, điển tích.

Bài giảng Ngữ văn 9 Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều)

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Thuật ngữ

Miêu tả trong văn bản tự sự

Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

1 5664 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: