Soạn bài Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 1292 lượt xem
Tải về


Soạn bài Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) ngắn gọn

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 85 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

- Những chi tiết gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân: con én đưa thoi, thiều quang, cành lê.

- Nhận xét: Bút pháp ước lệ tượng trưng gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ gợi hình ảnh để gợi tả cái hồn của cảnh vật.

Câu 2 (trang 86 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

- Thống kê:

+ Từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân;

+ Từ ghép động từ: sắm sửa, dập dìu

+ Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức.

- Những từ trên đã gợi lên một không khí lễ hội vui tươi với những hoạt động sôi nổi, đông đúc.

- Hai lễ hội truyền thống đó là:

+ Tảo mộ (đến thăm viếng mộ, có thể còn sửa sang phần mộ của người thân).

+ Du xuân (hội đạp thanh - đạp lên cỏ, tức là ra ngoài dạo chơi).

=> Nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Câu 3 (Trang 86 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

- Cảnh vật và không khí trong sáu câu cuối trở nên yên bình và mang nét buồn bã.

- Những từ ngữ: “tà tà, thanh thanh, nao nao” còn bộc lộ tâm trạng con người. Vì cảnh vật dường như nhuốm màu tâm trạng.

- Khung cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ cuối trở nên cô quạnh, buồn bã.

Câu 4 (trang 87 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

* Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích.

- Bức tranh thiên nhiên hiện lên qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của nhà văn Nguyễn Du:

+ Bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình (chỉ vài nét chấm phá đã gợi tả nên bức tranh thiên nhiên đầy sống động).

+ Sử dụng các từ ngữ có tính gợi hình, gợi cảm cao: nô nức, dập dìu, ngổn ngang, tà tà…

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 87 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

- Với bút pháp gợi tả, câu thơ cổ Trung Quốc đã vẽ lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân, có hương vị, màu sắc, đường nét. Đó là hương thơm cỏ non, là màu xanh biếc của cỏ nối tiếp nhau đến tận chân trời. Đó còn là đường nét của cành lê điểm nhẹ vài bông hoa.

→ Cảnh đẹp mà tĩnh tại.

- Hai câu thơ trong truyện Kiều là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân. Gam màu xanh làm nền cho bức tranh xuân. Trên nền xanh ấy điểm một vài bông hoa lê trắng. Câu thơ cổ Trung Quốc chỉ nói điểm một vài bông hoa lê mà không nói đến màu sắc của hoa. Nguyễn Du chỉ cho thêm một chữ trắng mà đã khiến bức tranh mùa xuân đã khác hẳn. Chữ trắng là điểm nhấn làm nổi bật cả bức tranh mùa xuân.

→ Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh khiết.

Câu 2 (trang 87 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

Học thuộc lòng bài thơ

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

I. Tác giả

a. Cuộc đời

- Nguyễn Du ( 1765-1820), tên tự là Tố Như, hiêụ Thanh Hiên.

- Quê quán :

+ Quê cha: Tiên Điền, Hà Tĩnh

+ Quê mẹ: Từ Sơn, Bắc Ninh

→ Giúp Nguyễn Du có điều kiện tiếp xúc với nhiều vùng văn hóa, dùi mài kinh sử, vốn sống, vốn hiểu biết phong phú.

Soạn bài Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) hay, ngắn gọn (ảnh 1)

b. Sự nghiệp văn học

- Sự nghiệp sáng tác: được đánh giá cao cả về chữ Hán và chữ Nôm với tinh thần nhân đạo sâu sắc, các giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đạt đến đỉnh cao.

- Tác phẩm tiêu biểu:

+ Sáng tác bằng chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục

+ Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh, Văn chiêu hồn

Soạn bài Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) hay, ngắn gọn (ảnh 1)

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ 19 (khoảng 1805-1809)

- Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều có dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn, mang đến sự thành công và sức hấp dẫn cho tác phẩm.

2. Thể loại:

- Truyện thơ Nôm

3. Bố cục:

Theo trình tự thời gian của cuộc du xuân

- Đoạn 1 (4 câu đầu): Khung cảnh màu xuân

- Đoạn 2 (8 câu tiếp): khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh

- Đoạn 3 (6 câu cuối): Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về

4. Giá trị nội dung

- Đoạn thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.

5. Giá trị nghệ thuật

- Kết cấu hợp lí

- Sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình.

- Sự kết hợp giữa bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất điểm xuyến, chấm phá.

Bài giảng Ngữ văn 9 Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Thuật ngữ

Miêu tả trong văn bản tự sự

Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Trau dồi vốn từ

1 1292 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: