Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 909 lượt xem
Tải về


Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang ngắn gọn

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 129 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Nếu phải tách đoạn cuối cùng của văn bản thành hai đoạn riêng biệt thì nên ngắt ra ở chỗ “Còn diện mạo...”

- Bài văn có thể chia làm 4 đoạn.

+ Đoạn 1: Mở đầu.

+ Đoạn 2. Trang phục (Đoạn 2, 3 trong văn bản).

+ Đoạn 3: (Từ “Quanh người tôi... đến “bên khẩu súng của tôi”): Trang bị.

+ Đoạn 4: (Phần còn lại) Diện mạo.

Câu 2 (trang 129 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Trong bài văn, phần miêu tả diện mạo chỉ chiếm một dung lượng ít (hơn 10 dòng). Điều này có nguyên nhân từ ngôi kể chuyện: ngôi thứ nhất. Rô-bin-xơn tự miêu tả về mình, do đó chàng chỉ có thể miêu tả những gì chàng trông thấy mà thôi, điển hình là bộ ria mép. Ngược lại, các chi tiết về trang bị vũ khí, trang phục lại được miêu tả khá kỹ.

- Đây cũng là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Bằng cách kể theo ngôi thứ nhất, từ góc nhìn như vậy, tác giả có thể miêu tả một bộ dạng kỳ khôi, thu hút sự chú ý của người đọc.

- Ngoài ra còn do phương thức tự sự ngôi thứ nhất. Rô-bin-xơn tự miêu tả về mình do đó, chỉ có thể miêu tả những gì mình trông thấy được.

Câu 3 (trang 129 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

* Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vào thời gian này hiện lên thấp thoáng qua những chi tiết:

- Rô-bin-xơn sống một mình trên đảo hoang hơn một năm rồi.

- Mọi thứ trang phục của chàng lúc này đều làm bằng da dê. Hẳn là trên đảo hoang này có rất nhiều dê rừng. May mà Rô-bin-xơn còn giữ được cây súng, thuốc súng và đạn ghém. Nhờ đó mà nhân vật này duy trì được cuộc sống của mình trong nhiều năm bằng cách săn bắn và bắt cả da dê để làm trang phục nữa.

- Ngoài ra, Rô-bin-xơn còn trồng được lúa mì nhờ mấy hạt lúa tình cờ còn sót lại trong những thứ vớt vát từ con tàu đắm và đặc biệt hơn nữa, chàng còn bẫy được dê rừng về nuôi cho chúng sinh sản.

- Ta chú ý trang bị của Rô-bin-xơn. Hai cái quai hai bên thắt lưng chỗ để treo kiếm và dao găm lại được ông dùng để treo một cái cưa nhỏ và một cái rìu nhỏ. Như vậy, trên đảo hoang, hẳn là Rô-bin-xơn không có kẻ thù. Cái cưa, cái rìu đã giúp ông chặt cây, cưa gỗ dựng lều, rào giậu chỗ ở để phòng thú dữ và sau này còn rào chỗ nuôi dê.

=>  Qua trang phục, vật dụng Rô-bin-xơn cho ta thấy một nghị lực phi thường, ý chí sắt đá, bản lĩnh sống không gì khuất phục nổi.

Câu 4 (trang 130 Sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

* Tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn được thể hiện:

+ Tuy cuộc sống cam go như thế, nhưng tuyệt nhiên Rô-bin-xơn không có lấy một lời than vãn nào.

+ Giọng kể hài hước nhấn mạnh tinh thần lạc quan, không lần nào thốt ra lời than phiền đau khổ.

+ Bức chân dung của Rô- bin- xơn hiện ra như một vị chúa đảo đang trị vì trên đảo quốc của mình. Ông không bị thiên nhiên khuất phục mà đã khuất phục thiến nhiên.

=> Đó là bài học chúng ta rút ra được từ câu chuyện về ông.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Tên tác giả: Đe-ni-ơn Đi-phô (1660 – 1731)

- Quê quán: Anh

Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Ông là một nhà văn tiến bộ, được đánh giá là một nhà văn đi đầu trong hoạt động báo chí của nước Anh.

- Tác phẩm chính: Rô–bin–xơn Cru–xô, Thủ lĩnh Xinh–gơ–tơn, Đại tá Jec, Rô–xa–na,...

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Văn bản trích từ tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô.

2. Thể loại: 

- Tự truyện

3. Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Từ đầu đến tôi như dưới đây: Tự cảm nhận về chân dung.

- Phần 2: Tiếp theo đến áo quần của tôi: Trang bị và trang phục của Chúa đảo.

- Phần 3: Còn lại: Diện mạo của vị chúa đảo.

4. Tóm tắt:

Rô-bin-xơn là một chàng trai dũng cảm người Anh, ưa mạo hiểm, khao khát đến những vùng đất lạ. Một lần bị bão đắm tàu, chàng một mình sống sót dạt vào đảo hoang. Chàng lên đảo, làm lán trại, săn bắn, kiếm ăn,...để duy trì cuộc sống trên đảo. Đến năm thứ 25, Rô-bin-xơn do tình cờ cứu được một tù binh da đen sắp bị thổ dân hành hình, chàng đặt tên cho nạn nhân là Thứ Sáu. Ít lâu sau, chàng lại cứu được hai tù binh, từ đó hoang đảo có 4 người. Một hôm có chiếc tàu ghé đến đậu sau đảo hoang. Bọn thủy thủ nổi loạn trói thuyền trưởng, thuyền phó giải lên bờ định giết. Chàng cứu vị thuyền trưởng và họ trở về Tổ quốc.

5. Giá trị nội dung

- Tác phẩm gợi nên hiện thực cuộc sống khó khăn, gian khổ, những khắc nghiệt mà nhân vật Rô-bin-xơn phải đối đầu. Qua hoàn cảnh sống đó, đã bộc lộ được tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn và lòng can đảm trước những thử thách.

6. Giá trị nghệ thuật

- Kể bằng miêu tả kết hợp biểu cảm.

- Ngôi kể thứ nhất chân thực.

- Giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh, khôi hài.

Bài giảng Ngữ văn 9 Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Tổng kết về ngữ pháp

Luyện tập viết biên bản

Hợp đồng

Bố của Xi - mông

Ôn tập về truyện

1 909 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: