Soạn bài Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 819 19/02/2022
Tải về


Soạn bài Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) ngắn gọn

Phần A. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam

- Trong quá trình hình thành và phát triển, trải qua nhiều thời kỳ với bao thăng trầm của lịch sử, nền văn học Việt Nam đã ra đời, tồn tại, phát triển cùng với sự vận động của lịch sử dân tộc.

- Nền văn học Việt Nam không chỉ có lịch sử dài lâu mà còn phong phú về số lượng tác phẩm, tác giả, đa dạng về thể loại, mặc dù do những tác động của lịch sử và hạn chế của điều kiện bảo tồn, lưu giữ mà một khối lượng không nhỏ tác phẩm đã mất mát, thất truyền.

I. Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam

1. Văn học dân gian: nằm trong tổng thể văn hóa dân gian, được hình thành từ thời viễn cổ, trong xã hội thị tộc, bộ lạc và tiếp tục phát triển, được bổ sung những thể loại mới trong các thời đại tiếp theo.

2. Văn học viết: trong thời Bắc thuộc, chữ Hán được đưa vào nước ta. Từ chỗ là văn tự dùng cho bộ máy cai trị của phong kiến Trung Hoa, chữ Hán đã dần được phổ biến Trung Hoa, chữ Hán đã dần được phổ biến trong giới quý tộc và tu hành. Một số tác phẩm đầu tiên của văn học viết Việt Nam, phải kể đến bài thơ Vận nước (Quốc tộ) của nhà sư Đỗ Pháp Thuận, Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) tương truyền của Lý Thường Kiệt, bài Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ.

II. Tiến trình lịch sử của văn học Việt Nam

- Lịch sử văn học Việt Nam được chia thành ba thời kỳ lớn: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX: nước ta cơ bản giữ vững được nền độc lập, tự chủ. Văn học vẫn trong điều kiện xã hội phong kiến, người ta gọi đó là thời kì văn học trung đại.

- Từ thế kỉ XIX (năm 1858) đến năm 1945: với nhiều biến động lịch sử đã có tác động đến nền văn học nước ta. Công cuộc hiện đại hóa văn học diễn ra trên mọi bình diện và cấp độ của nền văn học đến phương thức thể hiện, ngôn ngữ văn học và hệ thống thể loại.

- Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945: Đảng Cộng sản đã lãnh đạo nhân dân ta giành được độc lập. Cùng với đó là đánh bại hai kẻ thù là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc. Văn học Việt Nam trong giai đoạn này đã gắn bó mật thiết với sự nghiệp cách mạng và vận mệnh của dân tộc, nhân dân và đã sáng tạo nhiều hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và con người Việt Nam thuộc nhiều tầng lớp, thế hệ trong chiến đấu, lao động và sinh hoạt, trong mối quan hệ gắn bó với cộng đồng.

III. Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam

- Văn học Việt Nam, cả văn học dân gian và văn học viết, là sản phẩm tinh thần quý báu của dân tộc, phản ánh tâm hồn và tính cách Việt Nam với những nét bền vững đã thành truyền thống và có sự vận động trong trường hợp lịch sử.

- Văn học Việt Nam từ xưa đến nay đã thể hiện sinh động sức sống bền bỉ, tinh thần lạc quan và niềm vui sống của nhân dân.

- Văn học Việt Nam cũng như nhiều ngành nghề nghệ thuật khác đã thể hiện những đặc điểm trong thẩm mĩ của dân tộc: ít hướng tới sự bề thế, phi thường mà thường là các tác phẩm bình dị, có quy mô vừa và nhỏ, chú trọng cái đẹp tinh tế, hài hòa và giản dị.

IV. Hướng dẫn học bài:

Câu 1 (trang 193 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2):

 a. Văn học chữ Hán

Tác phẩm (Đoạn trích)

Tác giả

Thể loại

Con hổ có nghĩa

Vũ Trinh

Truyện

Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

Hồ Nguyên Trừng

Truyện

Sông núi nước Nam

Lý Thường Kiệt

Thơ

Phò giá về kinh

Trần Quang Khải

Thơ

Thiên trường vãn vọng

Trần Nhân Tông

Thơ

Côn Sơn Ca

Nguyễn Trãi

Thơ

Chiếu dời đô

Lý Công Uẩn

Chiếu

Hịch tướng sĩ

Trần Quốc Tuấn

Hịch

Nước Đại Việt ta

Nguyễn Trãi

Cáo

Bàn luận về phép học

Nguyễn Thiếp

Tấu

Chuyện người con gái Nam Xương

Nguyễn Dữ

Truyền kì

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Phạm Đình Hổ

Tùy bút

Hoàng Lê nhất thống chí

Ngô gia văn phái

Tiểu thuyết lịch sử

 

b. Văn học chữ Nôm:

Tác phẩm (đoạn trích)

Tác giả

Thể loại

Sau phút chia li

Đoàn Thị Điểm

Thơ song thất lục bát

Bánh trôi nước

Hồ Xuân Hương

Thơ tứ tuyệt

Qua Đèo Ngang

Bà Huyện Thanh Quan

Thơ song thất lục bát

Bạn đến chơi nhà

Nguyễn Khuyến

Thơ song thất lục bát

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Phan Bội Châu

Thơ song thất lục bát

Đập đá ở Côn Lôn

Phan Châu Trinh

Thơ song thất lục bát

Muốn làm thằng Cuội

Tản Đà

Thơ song thất lục bát

Hai chữ nước nhà

Trần Tuấn Khải

Thơ song thất lục bát

Chị em Thúy Kiều

Nguyễn Du

Truyện thơ

Cảnh ngày xuân

Nguyễn Du

Truyện thơ

Kiều ở lầu Ngưng Bích

Nguyễn Du

Truyện thơ

Mã Giám Sinh mua Kiều

Nguyễn Du

Truyện thơ

Thúy Kiều báo ân báo oán

Nguyễn Du

Truyện thơ

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Nguyễn Đình Chiểu

Truyện thơ

Lục Vân Tiên gặp nạn

Nguyễn Đình Chiểu

Truyện thơ

 

Câu 2 (trang 194 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2):

* Nêu những điểm phân biệt văn học dân gian với văn học viết.

1. Tác giả:

- Văn học dân gian: Mang tính tập thể

- Văn học viết: Cá nhân

2. Thời điểm sáng tác:

- Văn học dân gian: Khó xác định

- Văn học viết: Dễ xác định

3. Phương thức lưu truyền:

- Văn học dân gian: Truyền miệng

- Văn học viết: Văn tự

4. Dị bản

- Văn học dân gian: Có

- Văn học viết: không

Câu 3 (trang 194 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2):

* Ví dụ sự ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết.

Bài thơ Bánh trôi nước:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

=> Sử dụng thành ngữ (một thể loại văn học dân gian): “Bảy nổi ba chìm”

Câu 4 (trang 194 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2):

* Chứng minh tinh thần yêu nước là một nội dung nổi bật trong văn học Việt Nam qua các thời kỳ:

- Thời kì Trung đại (thế kỉ X - XIX) : Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ...

- Đầu thế kỉ XX - cách mạng tháng Tám 1945: Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu), Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)...

- Sau Cách mạng tháng Tám 1945: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Đoàn thuyền đánh cá...

Câu 5 (trang 194 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2):

* Những biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong một tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại (ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ) và một tác phẩm văn học hiện đại (ví dụ: Lão Hạc của Nam Cao, Tắt đèn của Ngô Tất Tố).

- Sự xót xa, đau đớn cho số phận con người.

- Đồng cảm, trân trọng vẻ đẹp của con người.

- Lên án xã hội phong kiến đương thời.

Phần B. Sơ lược về một số thể loại văn học

I. Một số thể loại văn học dân gian

- Gồm 3 nhóm chính: các thể tự sự dân gian gồm thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ; trữ tình dân gian gồm ca dao - dân ca; sân khấu dân gian gồm chèo, tuồng.

- Ngoài ra còn có thành ngữ, tục ngữ.

II. Một số thể loại văn học trung đại

1. Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc: thể cổ phong và thể Đường luật

- Thể cổ phong tương đối tự do, chỉ cần có vần, vần cũng không chặt chẽ, không tuân theo niêm luật, không hạn chế số câu trong bài, số chữ trong câu.

- Thể Đường luật là thể thơ được viết theo luật đặt ra từ thời nhà Đường, có luật định chặt chẽ về vần, thanh, đối, số câu, số chữ, cấu trúc bài thơ.

2. Các thể truyện, kí

- Nội dung: có loại đậm yếu tố tưởng tượng, hoang đường, kì ảo; lại có loại kể về các nhân vật lịch sử, các anh hùng, nghĩa sĩ, vua chúa hoặc kể lại lịch sử triều đại.

3. Truyện thơ Nôm

- Là loại truyền được viết bằng thơ, chủ yếu là thơ lục bát.

- Gồm hai loại: bình dân và bác học.

4. Một số thể văn nghị luận

Bao gồm: cáo, hịch, chiếu, biểu…

III. Một số thể loại văn học hiện đại

- Văn xuôi: truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút, bút kí…

- Thơ hiện đại: thơ bốn chữ, năm chữ, lục bát..

IV. Hướng dẫn học bài:

Câu 1. Kể tên các thể loại chính của văn học dân gian được học trong chương trình Ngữ Văn THCS, nêu định nghĩa ngắn gọn về từng thể loại.

- Truyền thuyết là loại truyện dân gian, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến.

- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: Nhân vật bất hạnh, Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ, Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người)

- Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

- Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

- Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội).

- Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu và trước kia được diễn ở sân đình nên được gọi là chèo sân đình.

Câu 2. Tìm trong các truyện cổ tích mà em được học (hoặc đã đọc) những nhân vật thuộc các loại sau: nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng đặc biệt, nhân vật xấu xí, nhân vật ngốc nghếch.

- Nhân vật dũng sĩ: Thạch Sanh

- Nhân vật có tài năng đặc biệt: Mã Lương

- Nhân vật xấu xí: Sọ Dừa

- Nhân vật ngốc nghếch: Chàng ngốc

Câu 3. Lấy bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan để minh họa các quy tắc về niêm luật của thơ thất ngôn bát cú Đường luật (vần, thanh bằng trắc trong từng câu; đối, niêm giữa các câu).

- Luật bằng - trắc:

- Đối:

+ Câu 1 và câu 2: đối nhau về thanh điệu (khác nhau bằng trắc ở các chữ thứ 2, 4, 6)

+ Cặp câu 3 và 4; câu 5 và 6: đối nhau về âm thanh (khác bằng trắc ở các tiếng thứ 2, 4, 6) và hình ảnh.

- Niêm: câu 2 và 3 (giống nhau về bằng, trắc ở các chữ thứ 2, 4, 6)

- Vần: được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.

Câu 4. 

* Truyện thơ Nôm: Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên.

* Tóm tắt:

- Truyện Kiều: Thúy Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn, gặp gỡ và đính ước với Kim Trọng. Gia đình Kiều bị oan. Kiều phải bán mình chuộc tội cho cha và em trai: Nàng trải qua 15 năm tủi nhục, rơi vào nhà chứa Tú Bà, mắc lừa Sở Khanh, làm lẽ Thúc Sinh, lại vào lầu xanh lần thứ hai và được làm vợ Từ Hải. Nhờ Từ Hải, Kiều báo ân báo oán nhưng sau đó lại mắc lừa Hồ Tôn Hiến. Từ Hải chết, nàng quyên sinh nhưng được cứu sống. Cuối cùng Kim Trọng, Thúy Kiều gặp lại nhau, cả nhà đoàn tụ.

- Truyện Lục Vân Tiên: Lục Vân Tiên quê ở huyện Đông Thành, khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ. Nghe tin triều đình mở khoa thi, Vân Tiên từ giã thầy xuống núi đua tài. Trên đường về nhà thăm cha mẹ, gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành, bức hại dân lành chàng vô cùng tức giận. Tiên nghĩ rằng, kẻ cướp ỷ thế mạnh hiếp đáp kẻ lành, quả là bọn bất nhân, chàng liền ra tay cứu giúp. Không có vũ khí, chàng đã bẻ cây làm gậy, dũng mãnh xông vào giữa bọn cướp. Kẻ cướp hung bạo, thấy chàng càng thêm dữ tợn, quyết trừng trị cho bằng được. Nào ngờ, chúng bị chàng đánh cho một trận, kẻ tử nạn, người trọng thương, bỏ chạy tán loạn. Đánh tan bọn cướp, chàng còn ân cần hỏi han người gặp nạn, mới biết rằng đó là Kiều Nguyệt Nga, một cô gái đang trên đường cùng tỳ nữ trở về nhà thì gặp nạn. Nguyệt Nga cảm tạ ân công, muốn đền đáp xứng đáng nhưng Vân Tiên đều từ chối tất cả. Chàng cho rằng, đó là việc nghĩa, hành động phải làm của người quân tử, không cần phải báo đáp. Cảm ân đức ấy, lại thêm mến phục khí tiết trọng nghĩa khinh tài của Lục Vân Vân Tiên, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên và tự tay vẽ một bức hình chàng giữ luôn bên mình. Còn Vân Tiên tiếp tục cuộc hành trình.

Câu 5. Hãy lấy một số câu ca dao và vài đoạn thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du để minh họa cho khả năng phong phú của thể thơ lục bát trong việc biểu hiện tâm trạng và kể chuyện, thuật việc.

Ví dụ:

“Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác, biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh”

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"

=> Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc cho thấy nỗi buồn cũng như những dự cảm của Kiều trước tương lai.

Câu 6.

 * Nhận xét

- Giống: đều là tự sự.

- Khác:

+ Truyện ngắn hiện đại: các cách trần thuật di chuyển điểm nhìn được sử dụng đa dạng hơn.

+ Nhân vật truyện trung đại” thường xuất hiện qua lời kể qua hành động, qua đối thoại và ít được thể hiện trực tiếp nội tâm. Trong truyện hiện đại, nhân vật được chú ý khắc họa từ ngoại hình, hành động nhất là nội tâm, qua lời trần thuật, lời đối thoại, độc thoại của nhân vật…

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Tổng kết phần Văn học (tiếp theo)

- Văn học Việt Nam xuất hiện từ thời dựng nước và gắn liền với lịch sự lâu dài của dân tộc. Nền văn học ấy gồm hai bộ phận là văn học dân gian và văn học viết. Văn học viết ra đời từ thế kỉ X, bao gồm các thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Từ cuối thế kỉ XIX, chữ quốc ngữ được dùng để sáng tác thay thế dần cho chữ Hán và chữ Nôm.

- Văn học Việt Nam đã phát triển qua ba thời kì lớn: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 và từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.

Tư tưởng yêu nước, tinh thần nhân đạo, sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan là những giá trị nổi bật của văn học Việt Nam. Nền văn học ấy cũng thường kết tinh ở những tác phẩm có quy mô không lớn, có vẻ đẹp hài hòa, trong sáng.

- Văn học Việt Nam là bộ phận quan trọng của văn hóa tinh thần các dân tộc, thể hiện những nét tiêu biểu của tâm hồn, lối sống, tính cách và tư tưởng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

- Thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống. Nhìn trên tổng thể, sáng tác văn học thuộc ba loại (hay loại hình) là tự sự, trữ tình và kịch. Ngoài ra còn có loại nghị luận, chủ yếu sử dụng phương thức lập luận.

- Thể là dạng thức tồn tại của tác phẩm văn học. Loại rộng hơn thể, bao gồm nhiều thể, nhưng cũng có những thể ở chỗ tiếp giáp của hai loại, mang những đặc điểm của cả hai loại.

- Văn học dân gian gồm một hệ thống thể loại khá phong phú, gồm 3 nhóm: tự sự, trữ tình và sân khấu dân gian.

- Văn học trung đại đã hình thành một hệ thống thể loại khá hoàn chỉnh và chặt chẽ. Thơ Việt Nam trung đại phổ biến các thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Văn xuôi trung đại có nhiều thể truyện, kí.

- Văn học hiện đại, các thể loại có nhiều biến đổi sâu sắc. Một số thể loại mới xuất hiện như: kịch nói, phóng sự.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi

Bàn về đọc sách

Khởi ngữ

Phép phân tích và tổng hợp

Luyện tập phân tích và tổng hợp

1 819 19/02/2022
Tải về