Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 719 18/02/2022
Tải về


Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự ngắn gọn

I. Vai trò của người kể trong văn tự sự

Câu 1 (trang 192 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Đọc đoạn trích

Câu 2 (trang 192 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Trả lời câu hỏi

a. Đoạn trích kể về cuộc chia tay của anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kỹ sư.

b.

- Người kể chuyện không phải là một trong ba nhân vật trên.

- Những dấu hiệu cho biết các nhân vật trong truyện không phải là người kể chuyện:

+ Chuyện được kể theo ngôi thứ ba.

+ Hành động của các nhân vật trong truyện đều được miêu tả một cách khách quan.

- Nếu là một trong ba nhân vật trên là người kể chuyện thù lời văn sẽ thay đổi: người kể xưng tôi,

c. Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”... chính là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh.

d. Căn cứ vào: chủ thể đứng ra kể chuyện, đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 193 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Đọc đoạn trích

Câu 2 (trang 194 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

a. So sánh đoạn văn của Nguyên Hồng với đoạn văn của Nguyễn Thành Long vừa phân tích ở trên để rút ra những nhận xét:

- Người kể chuyện trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng) là ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi” - cũng chính là cậu bé Hồng (nhân vật chính của truyện).

- Ngôi kể này có:

+ Ưu điểm: giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lý tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”.

+ Hạn chế: trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, đó dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật.

b. Có thể lựa chọn một trong ba nhân vật (người hoạ sĩ già, cô gái hoặc anh thanh niên) để làm người kể chuyện.

- Lưu ý: việc chọn ai là người kể chuyện có ảnh hưởng đến cách nhìn, quan sát và sự thể hiện tình cảm, thái độ trong lời kể.

* Chọn: Nhân vật ông họa sĩ:

- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Anh chàng giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Tôi khẽ tặc lưỡi, rồi đứng dậy. Còn cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến cạnh tôi.

- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

Người thanh niên vừa vào, đã kêu lên. Để cô gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Đi đến bậy cửa, tôi quay lại nói với chàng thanh niên:

- Chào anh. Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

Nói xong, tôi liền đi ra ngoài, để anh thanh niên và cô kỹ sư nói lời tạm biệt.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự

- Trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất (xưng tôi) còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba. Đó là người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt ở khắp nơi trong văn bản, dường như biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.

Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện:

+ Giới thiệu nhân vật và tình huống.

+ Tả người và tả cảnh vật.

+ Đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều được kể.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Chiếc lược ngà

Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

Kiểm tra phần tiếng Việt

Ôn tập phần Tập làm văn

Cố hương

1 719 18/02/2022
Tải về