Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Ôn tập phần tiếng Việt để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 1,276 18/02/2022
Tải về


Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt ngắn gọn

Phần I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập

Câu 1 (trang 109 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)

a) “Xây cái lăng ấy” là khởi ngữ.

b)  “Dường như” là thành phần tình thái.

c)  “Những người con gái... nhìn ta như vậy” là thành phần phụ chú.

d) 

- “Thưa ông” là thành phần gọi đáp.

- “Vất vả quá!” là thành phần cảm thán.

* Bảng tổng kết về khởi ngữ và các thành phần biệt lập:

Khởi ngữ

Thành phần biệt lập

Tình thái

Cảm thán

Gọi - đáp

Phụ chú

Xây cái lăng ấy

Dường như

Vất vả quá

Thưa ông

Ngững người con gái … nhìn ta như vậy

 

Câu 2 (trang 109 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Viết đoạn văn:

Bến quê, một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Truyện được xây dựng trên một tình huống nghịch lí và được thể hiện rất rõ qua nhân vật Nhĩ - một con người đã đi khắp nơi trên trái đất, theo đuổi những vẻ đẹp xa xăm, mới lạ nhưng không may mắn khi đến cuối đời anh lại nằm trên giường bệnh. Qua cửa sổ ngôi nhà, Nhĩ đã phát hiện ra những vẻ đẹp bình dị của một vùng đất; Nhĩ còn thấm thía được sự chăm sóc, tình cảm thân thương của người vợ dành cho mình. Đọc Bến quê ta không phải đọc qua một lần mà hiểu được mà ta phải suy tư, nghiền ngẫm qua từng câu, từng chữ của nhà văn: Hạnh phúc đích thực không ở đâu xa, mà nó ở quanh ta, từ những điều giản dị mà thiêng liêng.

- Khởi ngữ: Bến quê, Đọc Bến quê

- Thành phần tình thái: Chắc chắn

Phần II. Liên kết câu và đoạn văn

Câu 1 (trang 110 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

a) Biện pháp nối Nhưng, Nhưng rồi, Và 

b)

Biện pháp lặp lại: Cô bé - cô bé  

Biện pháp thế: Cô bé - nó 

c) Biện pháp thế: “bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa!”

Câu 2 (trang 110 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Bảng tổng kết về các biện pháp liên kết đã học

 

Phép liên kết

Lặp từ ngữ

Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng

Thế

Nối

Từ ngữ tương ứng

 

 

Nó, thế

Nhưng, nhưng rồi, và

 

Câu 3 (trang 111 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Liên kết nội dung:

+ Hai câu đầu: Giới thiệu truyện ngắn và ý nghĩa triết lí của truyện.

+ Ba câu tiếp theo: Giới thiệu tình huống truyện cũng như ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của truyện

+ Câu cuối: Cách đọc để hiểu hết ý nghĩa của truyện

- Liên kết hình thức:

+ Bến quê - truyện: đồng nghĩa

+ Truyện, Bến quê, Nhĩ, nhà văn: lặp từ ngữ

+ Tất cả, anh: thế

+ Nhà văn - Bến quê: liên tưởng

- Trình tự sắp xếp câu hợp lí (logíc)

Phần III. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý

Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Trong câu in đậm ở cuối truyện, người ăn mày muốn nói với người nhà giàu rằng “địa ngục là chỗ của các ông (người nhà giàu)”.

Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

a) Từ câu in đậm, có thể hiểu:

- Họ chỉ ăn mặc rất đẹp chứ đá bóng không hay.

- Tớ không chú ý họ đá hay không, chỉ thấy họ ăn mặc rất đẹp

-  Tôi không muốn có ý kiến về việc này.

=> Người nói cố ý vi phạm phương châm cách thức (nói mơ hồ).

b)  “Tớ báo cho Chi rồi” chứa hàm ý: Huệ chỉ mới báo cho Chi chứ chưa bao cho Nam và Tuấn.

- Huệ muốn nói rằng “Còn Nam và Tuấn, mình vẫn chưa báo”.

=> Huệ cố ý nói thiếu (vi phạm phương châm về lượng; có lẽ để nhẹ đi phần chưa hoàn thành trách nhiệm của mình.)

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt

- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, đây được xem là nghĩa thực và ai cũng có thể hiểu được.

Nghĩa làm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

- Hàm ý là những nội dung ý nghĩa mà người nói có ý định truyền bá cho người nghe nhưng không nói ra trực tiếp, chỉ ngụ ý để người nghe tự suy ra căn cứ vào ngữ cảnh, nghĩa tường minh, căn cứ vào những phương châm hội thoại.

- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu

- Trước khởi ngữ có thể thêm những quan hệ từ: về, đối, với,..

- Thành phần tình thái thể hiện tính cách người nhìn người nói đối với sự việc trong câu

- Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào diễn đạt ý nghĩa sự việc của câu nên gọi là thành phần biệt lập

- Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

* Về nội dung :

- Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề)

- Các đoạn văn vả các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (Liên kết logic).

- Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau :

- Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ);

- Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng).

- Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế)

- Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối).

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Những ngôi sao xa xôi

Chương trình địa phương phần Tập làm văn (tiếp theo)

Trả bài tập làm văn số 7

Biên bản

1 1,276 18/02/2022
Tải về