Soạn bài Biên bản hay, ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Biên bản Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Biên bản để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Biên bản - Ngữ văn 9
A. Soạn bài Biên bản ngắn gọn
I. Đặc điểm của biên bản
Câu 1 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
* Đọc văn bản SGK
Câu 2 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
a)
- Biên bản dùng để ghi lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội và doanh nghiệp.
- Ở đây, biên bản 1 ghi lại diễn biến cuộc họp sinh hoạt chi đội tuần 6, biên bản 2 ghi lại buổi công an trả phương tiện giao thông cho chủ sở hữu.
b) Biên bản cần bảo đảm tính chính xác, trung thực, đầy đủ về nội dung, ngắn gọn, rõ ràng về hình thức.
c)
- Văn bản 1 là biên bản hội nghị.
- Văn bản 2 là biên bản sự vụ.
- Kể tên một số loại biên bản mà các em thường gặp trong thực tế: biên bản nghiệm thu, biên bản bàn giao công tác, …
II. Cách viết biên bản
Câu 1 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
- Phần đầu của biên bản gồm:
+ quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan quản lí, tên biên bản (được viết lớn và viết vào chính giữa trang giấy), địa điểm, thời gian xảy ra sự việc, thành phần tham dự và chức năng từng người.
Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
- Phần nội dung của biên bản hội nghị gồm các mục:
+ Diễn biến của sự việc.
+ Kết quả của sự việc.
- Các mục này được ghi ngắn gọn, rõ ý, đơn nghĩa, không làm cho người đọc hiểu thành các loại nghĩa khác.
- Tính chính xác cụ thể của phần nội dung là phần quan trọng đem lại tính khách quan cho biên bản.
Câu 3 (trang 126 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
- Phần kết thúc biên bản có những mục:
+ Thời gian kết thúc.
+ Chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính.
+ Những văn bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có).
- Phần kết thúc của biên bản nhất định phải có mục kí tên ở cuối biên bản để xác nhận vai trò của những người tham dự sự việc và trách nhiệm của họ đối với nội dung biên bản.
Câu 4 (trang 126 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
- Lời văn biên bản cần ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, đơn nghĩa.
III. Luyện tập
Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
* Những tình huống cần viết biên bản.
- Các tình huống cần viết biên bản: a, c, d.
- Tình huống (b): viết đơn; (e): viết bản kiểm điểm.
Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
* Ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc của biên bản cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú của chi đội cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
TRƯỜNG THCS....
CHI ĐỘI LỚP 9...
BIÊN BẢN CUỘC HỌP GIỚI THIỆU ĐỘI VIÊN ƯU TÚ CỦA CHI ĐỘI CHO ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Khai mạc lúc 10 giờ, ngày 15.1.20...
Thành phần tham dự: 100% đội viên chi đội 9...
Đại biểu: Liên đội trưởng
Chủ tọa: Chi đội trưởng
Thư kí: ..........
NỘI DUNG CUỘC HỌP
1. Chi đội trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
2. Lớp trưởng đọc bản thành tích của các đội viên ưu tú của chi đội.
3. Ý kiến thảo luận của các đội viên trong chi đội
4. Phát biểu của Liên đội trưởng.
Cuộc họp kết thúc vào hồi 10 giờ 45 phút
Chủ tọa (Kí và ghi rõ họ tên) |
Thư kí (Kí và ghi rõ họ tên) |
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Biên bản
- Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.
- Tuy theo nội dung của từng sự việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau: biên bản hội nghị, biên bản sự vụ,...
- Biên bản gồm có các mục sau :
+ Phần mở đầu (phần thủ tục) : Quốc hiệu vả tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ, hành chính), tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ.
+ Phần nội dung: Diễn biến và kết quả của sự việc.
+ Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có).
- Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác.
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 9 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 9
- Giải sbt Hóa học 9
- Giải vở bài tập Hóa học 9
- Lý thuyết Hóa học 9
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 9
- Giải sgk Toán 9 (sách mới) | Giải bài tập Toán 9 Tập 1, Tập 2
- Giải sbt Toán 9
- Lý thuyết Toán 9
- Các dạng bài tập Toán lớp 9
- Giáo án Toán lớp 9 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 9 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 9 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Sinh học 9 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 9
- Giải vở bài tập Sinh học 9
- Lý thuyết Sinh học 9
- Giải sbt Sinh học 9
- Giải sgk Vật Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 9
- Giải sbt Vật Lí 9
- Lý thuyết Vật Lí 9
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 9
- Giải vở bài tập Vật lí 9
- Giải sgk Địa Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 9
- Lý thuyết Địa Lí 9
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 9
- Giải sgk Tin học 9 (sách mới) | Giải bài tập Tin học 9
- Lý thuyết Tin học 9
- Lý thuyết Giáo dục công dân 9
- Giải vở bài tập Lịch sử 9
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 9
- Lý thuyết Lịch sử 9
- Lý thuyết Công nghệ 9