Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 967 lượt xem
Tải về


Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ngắn gọn

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

- Những chi tiết cho thấy thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan hầu cận:

+ Chúa cho xây dựng cung đình, đền đài ở khắp nơi.

+ Thường xuyên tổ chức các cuộc dạo chơi ở Tây Hồ: mỗi tháng đến ba bốn lần. Huy động nhiều kẻ hầu người hạ, bày trò giải trí lố lăng.

+ Việc tìm vật “phụng thủ” diễn ra thực chất là để cướp đoạt những đồ quý trong thiên hạ và bóc lột tiền của.

- Lý do tác giả nói “kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”: giống như một lời dự báo về một thảm họa sắp xảy ra.

Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

- Bọn quan lại trong phủ chúa đã nhũng nhiều dân bằng những thủ đoạn: Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh… thì biên lai hai chữ “phụng thủ” (lấy để dâng lên chúa) nhưng thực chất là đêm đến sai lính đến lấy đi rồi buộc tội cho người chủ là giấu vật cung phụng để lấy tiền của họ.

- Ý nghĩa của đoạn cuối bài: Lời minh chứng khẳng định cho những chi tiết ở trên thêm thuyết phục hơn vì đó là câu chuyện xảy ra trong chính gia đình tác giả.

Câu 3 (trang 63 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

* Theo em, có thể văn tùy bút trong bài khác so với thể truyện mà các em đã học ở bài trước là:

- Truyện: có cốt truyện cụ thể, rõ ràng và nhân vật được khắc họa với những nét ngoại hình, tính cách.

- Tùy bút: ghi chép các sự việc một cách tùy hứng, không theo một trình tự nào và nhân vật thì ít được khắc họa ngoại hình, tính cách.

Phần luyện tập

Câu hỏi (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

* Viết một đoạn văn ngắn trình bày những điều em nhận thức được về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê - chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII.

* Gợi ý:

- Hiện thực đất nước ta trong thời kỳ vua Lê - chúa Trịnh: mục nát, hỗn loạn. Vua chúa ăn chơi hưởng lạc, không quan tâm đến việc triều chính.

- Quan lại không khuyên can mà còn ỷ vào điều đó để lũng loạn thêm

- Cuộc sống của nhân dân nghèo khổ, bị áp bức và bóc lột.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

I. Tác giả

a. Cuộc đời

- Phạm Đình Hổ (1768 - 1839)

- Quê quán: huyện Đường An, tỉnh Hải Dương (nay là xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương)

Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh hay, ngắn gọn (ảnh 1)

b. Sự nghiệp văn học

- Sự nghiệp sáng tác:  Ông sống vào thời buổi đất nước loạn lạc nên muốn ẩn cư. Đến thời Minh Mạng nhà Nguyễn, nhà vua mời ông ra làm quan, dù ông đã mấy lần từ chức nhưng vẫn bị mời ra.

- Tác phẩm tiêu biểu: Ông để lại nhiều văn thơ viết bằng chữ Hán có giá trị lịch sử như “Vũ trung tùy bút” và “Tang thương ngũ lục”

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ

 - Đoạn trích nằm trong tác phẩm Vũ trung tùy bút, viết khoảng đầu đời Nguyễn (đầu thế kỉ XIX), là tác phẩm văn xuôi ghi lại một cách sinh động, hấp dẫn hiện thực đen tối của lịch sử nước ta, vừa là tài liệu quý giá về sử học, địa lí, xã hội học.

2. Thể loại

- Tùy bút

3. Bố cục

- Đoạn 1 (Từ đầu đến “triệu bất tường”): Cuộc sống sa hoa, hưởng lạc của chúa Trịnh Sâm

- Đoạn 2 (Đoạn còn lại) : Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại dưới quyền

4. Tóm tắt

Khoảng năm Giáp Ngọ, trong nước có chúa Trịnh Sâm thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các ly cung. Xây dựng đình đài liên miên. Nhân việc đó, nội quan đều mặc quần áo đàn bà, cải trang để bán một số đồ vật kiếm tiền. Có lúc cho bọn nhạc công ngồi trên gác chuông chùa Trấn Quốc và chơi vài bài.

Mỗi khi tìm thấy những loài trân cầm dị thú, Chúa đều thu hết. Bọn quan lại thấy thế bèn mượn gió bẻ măng, hù doạ nhân dân. Hễ thấy nhà giàu nào có cây cảnh hay đồ vật đẹp nào đều quy cho vào tội phụng thủ, người ta phải van xin chí chết mới được tha. Nhà tác giả cũng có trồng một cây lê và hai cây lựu nở hoa rất đẹp nhưng cũng phải chặt đi cũng vì cớ ấy.

Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung

- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh.

6. Giá trị nghệ thuật

- Lựa chọn ngôi kể phù hợp

- Lối văn ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động.

- Sử dụng ngôn ngữ khách quan nhưng vẫn thể hiện rõ thái độ bất bình của tác giả trước hiện thực.

Bài giảng Ngữ văn 9 Chuyện cũ trọng phủ chúa Trịnh

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Hoàng Lê nhất thống chí

Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

Trả bài tập làm văn số 1

Truyện Kiều của Nguyễn Du

Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều)

1 967 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: