Soạn bài Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 973 18/02/2022
Tải về


Soạn bài Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại ngắn gọn

Câu 1 (trang 203 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

Đọc lại các tác phẩm

Câu 2 (trang 203 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

STT

Tên bài thơ

Tác giả

Thể loại

Tóm tắt nội dung

Đặc sắc nghệ thuật

1

Đồng chí

Chính Hữu

Tự do

Bài thơ đã khắc họa hình ảnh người lính cách mạng và tình cảm đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của họ.

Hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực và cô đọng, giàu sức biểu cảm...

2

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phạm Tiến Duật

Tự do

Bài thơ đã khắc họa hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm nơi chiến trường.

Hình ảnh độc đáo, ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn

3

Đoàn thuyền đánh cá

Huy Cận

Thơ bảy chữ

Bài thơ đã khắc họa hình ảnh đẹp đẽ tráng lệ cũng như thể hiện sự hài hóa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ, đất nước

Liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo. Thơ có âm điệu khỏe khoắn, hào hùng

4

Bếp lửa

Bằng Việt

Tự do

Tình bà cháu, hình ảnh người bà giàu tình thương, đức tính hi sinh

Thể hiện cảm xúc thông qua hồi tưởng, miêu tả, tự sự.

5

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Nguyễn Khoa Điềm

Tự do

Tình yêu thương con và ước mơ hòa bình của người mẹ Tà ôi

Giọng điệu ngọt ngào, trìu mến; sử dụng các biện pháp tu từ nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ…

6

Ánh trăng

Nguyễn Duy

Thơ năm chữ

Bài thơ như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị và hiền hậu. Đó cũng chính là lời nhắc nhở về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu sức biểu cảm

7

Lặng lẽ Sa Pa

Nguyễn Thành Long

Truyện ngắn

Lặng lẽ Sa Pa đã khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình sống trên đỉnh núi cao. Từ đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động, cũng như ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

Tình huống truyện hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận…

8

Làng

Kim Lân

Truyện ngắn

Tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được Kim Lân thể hiện chân thực, sâu sắc.

Nhà văn đã vô cùng thành công khi xây dựng được tình huống truyện, kết hợp miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.

9

Chiếc lược ngà

Nguyễn Quang Sáng

Truyện ngắn

Chiếc lược ngà đã thể hiện tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật…

 

Câu 3 (trang 203 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

- Đọc lại lí thuyết về văn biểu cảm, cách làm bài văn kết hợp tự sự với biểu cảm, nghị luận.

II. Làm bài kiểm tra trên lớp

Câu 1 (trang 203 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

STT

Tên bài thơ

Tác giả

Thể loại

Tóm tắt nội dung

Đặc sắc nghệ thuật

1

Đồng chí

Chính Hữu

Tự do

Bài thơ đã khắc họa hình ảnh người lính cách mạng và tình cảm đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của họ.

Hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực và cô đọng, giàu sức biểu cảm...

2

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phạm Tiến Duật

Tự do

Bài thơ đã khắc họa hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm nơi chiến trường.

Hình ảnh độc đáo, ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn

3

Đoàn thuyền đánh cá

Huy Cận

Thơ bảy chữ

Bài thơ đã khắc họa hình ảnh đẹp đẽ tráng lệ cũng như thể hiện sự hài hóa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ, đất nước

Liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo. Thơ có âm điệu khỏe khoắn, hào hùng

4

Bếp lửa

Bằng Việt

Tự do

Tình bà cháu, hình ảnh người bà giàu tình thương, đức tính hi sinh

Thể hiện cảm xúc thông qua hồi tưởng, miêu tả, tự sự.

5

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Nguyễn Khoa Điềm

Tự do

Tình yêu thương con và ước mơ hòa bình của người mẹ Tà ôi

Giọng điệu ngọt ngào, trìu mến; sử dụng các biện pháp tu từ nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ…

6

Ánh trăng

Nguyễn Duy

Thơ năm chữ

Bài thơ như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị và hiền hậu. Đó cũng chính là lời nhắc nhở về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu sức biểu cảm

7

Lặng lẽ Sa Pa

Nguyễn Thành Long

Truyện ngắn

Lặng lẽ Sa Pa đã khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình sống trên đỉnh núi cao. Từ đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động, cũng như ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

Tình huống truyện hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận…

8

Làng

Kim Lân

Truyện ngắn

Tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được Kim Lân thể hiện chân thực, sâu sắc.

Nhà văn đã vô cùng thành công khi xây dựng được tình huống truyện, kết hợp miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.

9

Chiếc lược ngà

Nguyễn Quang Sáng

Truyện ngắn

Chiếc lược ngà đã thể hiện tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật…

Câu 2 (trang 203 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

- Tóm tắt cốt truyện, tình huống chính và nêu chủ đề các truyện: Làng, Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa Pa

* Làng:

- Tóm tắt: Ông Hai là một người nông dân rất yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình. Vì chiến tranh, gia đình ông phải đi tản cư. Một hôm ông nghe tin làng chợ Dầu theo Tây. Tin dữ bất ngờ khiến ông không thể tin, rồi sau đó là bàng hoàng và xót xa. Về nhà, ông nằm vật ra, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Ông không biết nên về làng hay đi đến nơi khác. Sau khi trò chuyện với thằng con trai út, ông Hai quyết định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Đến khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo giặc, ông vô cùng sung sướng đi khoe với tất cả mọi người.

- Tình huống chính: Ông Hai nghe tin làng chợ Dâu - ngôi làng mà mình hết mực yêu mến và tự hào. đã theo giặc Tây.

- Chủ đề: Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước.

* Chiếc lược ngà:

- Tóm tắt: Sau nhiều năm xa nhà, ông Sáu được đơn vị cho về thăm vợ con. Nhưng đứa con gái ông là bé Thu lại không nhận ra cha chỉ vì vết sẹo dài trên má của ông. Ông Sáu rất buồn bã trước sự lạnh nhạt của con gái. Trong ba ngày ở nhà, nếu ông Sáu luôn tìm cách để con gọi mình là ba, thì bé Thu lại lẩn tránh. Sau khi được bà ngoại giải thích về vết sẹo, bé Thu nhận ra ba. Cuộc chia tay của hai cha con diễn ra đầy xúc động. Sau này, ông Sáu hy sinh trong một trận càn của giặc, lúc hấp hối, ông trao cho anh Ba chiếc lược ngà mà ông làm tặng bé Thu.

- Tình huống chính: Cuộc gặp gỡ của ông Sáu và bé Thu sau nhiều năm xa cách. Nhưng bé Thu lại không chịu nhận ba, chỉ đến khi ông Sáu sắp phải trở lại chiến trường thì Thu mới nhận ra cha của mình.

- Chủ đề: Ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng.

* Lặng lẽ Sa Pa:

- Tóm tắt: Truyện kể về anh thanh niên làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn trong thời tiết khắc nghiệt. Công việc chính của anh thực hiện công tác khí tượng để cung cấp các số liệu thời tiết đã thu thập được.

Trong một lần nọ, anh được gặp gỡ với những người ở xuôi đó là ông họa sĩ và cô kĩ sư đến thăm. Anh đã kể cho họ nghe về công việc cũng như cuộc sống hàng ngày của mình. Tuy công việc vất vả nhưng anh vẫn tự giác thực hiện mỗi ngày. Ông họa sĩ là người đã phát hiện ra phẩm chất cao quý, tâm hồn chân thực của anh nên muốn vẽ một bức chân dung về anh. Nhưng anh đã từ chối và giới thiệu cho ông những người mà anh cho là xứng đáng hơn.

Khi ra về, anh tặng cho họ một làn trứng. Qua chuyến đi đó, anh thanh niên để lại những ấn tượng tốt đẹp cho ông họa sĩ và cô kĩ sư về những người lao động âm thầm cống hiến sức lực của mình cho đất nước.

- Tình huống: Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên, ông họa sĩ và bác lái xe.

- Chủ đề: Ca ngợi vẻ đẹp của những con người lao động bình dị.

Câu 3 (trang 203 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

- Nét nổi bật trong tính cách nhân vật ông Hai: Ông là người luôn tự hào về cái làng Chợ Dầu của mình; khi nghe tin làng mình theo Việt gian, ông bị ám ảnh nặng nề.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào một tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tâm trạng ám ảnh, day dứt, và tình yêu với cách mạng. Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ, thể hiện được cá tính từng người.

- Với ông Hai, tình yêu làng quê và lòng yêu nước hòa quyện làm một.

Câu 4 (trang 204 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

* Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa:

- Tuổi tác: một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi

- Nghề nghiệp: công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu

- Nơi sống: sống một mình trên đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo.

- Nơi ở: sạch sẽ, gọn gàng với một chiếc giường con, một bàn học và một giá sách.

- Công việc hàng ngày: Có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày.

- Suy nghĩ về công việc:

+ Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi.

+ Anh luôn nghĩ: mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc.

+ Anh khâm phục những con người lao động khác: Ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa: ngồi im rình xem ong lấy phấn thụ phấn, đồng chí nghiên cứu khoa học đang làm bản đồ sét.

Câu 5 (trang 204 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

- Nhân vật bé Thu: tình cảm thật sâu sắc, bé cứng cỏi, ương ngạnh nhưng cũng rất ngây thơ, đáng yêu.

- Tình cha con trong chiến tranh là thật sâu nặng. Điều này thể hiện qua việc ông Sáu giữ gìn và nâng niu lời hứa với con, việc ông Sáu vui mừng sung sướng dành hết tâm trí vào việc làm cây lược cho con.

Câu 6 (trang 204 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

- Hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí (Chính Hữu): Vẻ đẹp của hình ảnh người lính được nhà thơ thể hiện là vẻ đẹp bình dị mà cao cả của anh bộ đội Cụ Hồ thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Đó là anh bộ đội xuất thân từ nông dân, sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá, thân thiết nhất của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn. 

- Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật): Hình ảnh người lính được hiện lên với vẻ đẹp của những chàng trai có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, coi thường gian khổ hiểm nguy. Đó là những người lính có tâm hồn sôi nổi, trẻ trung, lạc quan yêu đời, tình đồng đội thắm thiết và ý chí chiến đấu mãnh liệt vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất

Câu 7 (trang 204 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

Tình yêu nước và sự gắn bó của người mẹ Tà ôi, biểu hiện tinh tế và thấm nhuần trong lời hát ru đứa con:

+ Tình thương con gắn với tình thương bộ đội ngày đêm chiến đấu vì đất nước, buôn làng, quê hương đang bị giặc xâm lược

+ Tình yêu thương của mẹ thể hiện qua những ước mơ: mong con lớn khôn để trở thành chàng trai giỏi lao động

+ Người mẹ kiên cường chiến đấu vì độc lập, tự do, vì bản thân là người kiên cường

Câu 8 (trang 204 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

* Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài: Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng.

- Đồng chí (Chính Hữu): Hình ảnh chân thực, chi tiết sinh động, ngôn ngữ giản dị và cô đọng, giàu sức biểu cảm.

- Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận): Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng, phơi phới niềm vui của người lao động.

- Ánh trăng (Nguyễn Duy): Kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình, giọng điệu tâm tình tha thiết, nhịp thơ khi trôi chảy nhịp nhàng, khi trầm lắng suy tư.

Câu 9 (trang 204 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

- Hình ảnh biểu tượng “Đầu súng trăng treo” là biểu tượng bắt đầu từ hình ảnh thực

+ “Súng” biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. “Trăng” biểu tượng cho vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn.

+ Hai hình ảnh “súng” và “trăng” kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng. Hình ảnh ấy mang được cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến - một nền thơ giàu chất hiện thực và giàu cảm hứng lãng mạn.

=> Vì vậy, câu thơ này đã được Chính Hữu lấy làm nhan đề cho cả một tập thơ - tập “Đầu súng trăng treo”.

- Hình ảnh “trăng”:

+ Ánh trăng là người bạn đồng hành cùng tác giả trong những năm tháng tuổi thơ, khi sống hòa mình với thiên nhiên.

+ Đặc biệt nhất, trăng đã trở thành người bạn tri kỷ, gắn bó với tác giả trong những năm tháng chiến tranh gian khổ.

+ Cuối cùng trăng là đại diện cho quá khứ nghĩa tình, bao dung, đẹp đẽ.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

- Chuẩn bị ở nhà theo yêu cầu Sgk

- Làm bài kiểm tra trên lớp

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Kiểm tra phần tiếng Việt

Ôn tập phần Tập làm văn

Cố hương

Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo)

Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1

1 973 18/02/2022
Tải về