Soạn bài Các thành phần biệt lập hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Các thành phần biệt lập Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Các thành phần biệt lập để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 1,354 18/02/2022
Tải về


Soạn bài Các thành phần biệt lập - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Các thành phần biệt lập ngắn gọn

Phần I: Thành phần tình thái

Câu hỏi (trang 18 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

1. Chắc, có lẽ là nhận định của người nói đối với sự việc được nói trong câu, thể hiện độ tin cậy cao ở chắc và thấp hơn ở có lẽ.

2. Nếu không có những từ ngữ in đậm thì sự việc nói trong câu vẫn không có gì thay đổi.

Phần II. Thành phần cảm thán

Câu hỏi (trang 18 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

1. Các từ ngữ trời ơi ở đây không chỉ sự vật hay sự việc gì cả.

2. Nhờ những phần tiếp theo của câu mà chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa cảm thán của từng câu, rằng tại sao người nói lại kêu lên trời ơi.

3. Các từ ngữ in đậm trời ơi không dùng để gọi ai cả, chúng chỉ giúp người nói bộc lộ cảm xúc.

Phần III. Luyện tập

Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

a) Có lẽ (thành phần tình thái)

b) Chao ôi (thành phần cảm thán)

c) Hình như (thành phần tình thái)

d) Ngờ ngợ, chả nhẽ (thành phần tình thái)

Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

* Có thể có những từ ngữ có mức độ tin cậy (hay chắc chắn) ngang hàng nhau, chỉ khác nhau về thói quen hay hoàn cảnh sử dụng.

Dường như / hình như / có vẻ như → có lẽ → chắc là → chắc hẳn → chắc chắn

Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Trong ba từ chắc/hình như/chắc chắn thì chắc chắn có độ tin cậy cao nhất, hình như có độ tin cậy thấp nhất.

- Tác giả dùng từ chắc vì nó chưa đến mức tin cậy quá cao để sự việc xảy ra. Sự việc chỉ là dự đoán, có thể diễn ra theo hai khả năng: Theo tính huyết thống thì sẽ xảy ra, nhưng do thời gian và sự thay đổi thì chưa biết trước được gì.

Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

* Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,...), trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.

Bài làm tham khảo:

Mỗi lần đọc lại Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, trong trái tim tôi dường như đang bị thứ gì đó bóp nghẹn lại. Tình cảm gia đình vốn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời thế nhưng những trang truyện viết về tình cảm cha con thời chiến ấy lại quá nhiều mất mát, đau thương. Tiếng kêu “Baaaaaa” xé lòng của bé Thu cuối trang truyện cứ vẩn vơ mãi trong tâm trí của tôi – tiếng kêu đầu tiên phát ra từ đứa trẻ thiếu thốn tình cha và cũng là tiếng gọi cuối cùng của cuộc đời cô bé. Xót xa biết nhường nào! Ôi, đất nước tôi! Một đất nước bé nhỏ nhưng cứ mãi oằn mình dưới gót giày ngoại xâm. Kết thúc trang truyện tôi chỉ mong sao đất nước nhỏ bé của chúng tôi mãi được hòa bình, để chúng tôi có thể sống mãi trong nụ cười hiền của cha và cái ôm ấm áp của mẹ.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Các thành phần biệt lập

- Thành phần tình thái thể hiện tính cách người nhìn người nói đối với sự việc trong câu

- Thành phần cảm thán dùng bộc lộ tâm lí của người nói

- Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào diễn đạt ý nghĩa sự việc của câu nên gọi là thành phần biệt lập

- VD: Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ vừa lắc đầu cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

+ Thành phần tình thái:" Có lẽ".

Bài giảng Ngữ văn 9 Các thành phần biệt lập

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống

Cách làm bài nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống

Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)

Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

1 1,354 18/02/2022
Tải về