Soạn bài Tập làm thơ tám chữ hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Tập làm thơ tám chữ Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Tập làm thơ tám chữ để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 1,354 18/02/2022
Tải về


Soạn bài Tập làm thơ tám chữ - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Tập làm thơ tám chữ ngắn gọn

I. Nhận diện thể thơ 8 chữ

Câu 1 (trang 148 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

- Đọc các đoạn thơ.

Câu 2 (trang 149 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

a. Mỗi dòng ở các đoạn thơ có 8 chữ.

b.

- Đoạn a: Vần chân liền (tan - ngàn, bừng - rừng)

- Đoạn b: Vần chân liền (học - nhọc, bà - xa)

- Đoạn c: Vần chân cách (khổ đầu: ngát - hát, non - son; khổ sau: đứng - dựng, tiên - nhiên)

c. Cách ngắt nhịp tự do, linh hoạt diễn tả những trạng thái khác nhau.

II. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ

Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

- Điền vào chỗ trống:

Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát

Những sắc tàn vị nhạt của ngày qua

Nâng đón lấy màu xanh hương bát ngát

Của ngày mai muôn thuở với muôn hoa.

Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Điền vào chỗ trống:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất;

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật.

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sông núi vẫn than phiền tiễn biệt…

Câu 3 (trang 151 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Lỗi sai: Câu thơ sau ở câu thứ ba với từ “rộn rã” - âm cuối phải là thanh bằng và vần với từ “gương”.

- Cách sửa: thay bằng từ “tựu trường” (vần chân: gương - trường).

- Sửa lại:

Giờ náo nức của một thời trẻ dại

Hỡi ngói nâu, hỡi tường trắng, cửa gương

Những chàng trai mười lăm tuổi tựu trường

Rương nho nhỏ với linh hồn bằng ngọc.

Câu 4 (trang 151 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Làm một bài (hoặc một đoạn thơ) theo thể tám chữ với nội dung và vần, nhịp tự chọn để thực hành trên lớp:

Tự làm một bài thơ tám chữ (tham khảo):

Mùa xuân ríu rít tiếng chim ca vang

Cây cối xanh tươi nắng nhuộm sắc vàng

Đất trời rộn ràng lòng người say đắm

Chào đón một năm mới lại sắp sang.

III. Thực hành làm thơ tám chữ

Câu 1 (trang 151 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Điền từ:

Trời trong biếc không qua mây gợn trắng

Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa

Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng

Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.

Câu 2 (trang 151 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Mỗi độ thu về lòng xao xuyến lạ

Nhớ nôn nao tiếng trống buổi tựu trường

Con đường nhỏ tiếng nói cười rộn rã

Những học trò lại bồi hồi nhớ thương

Câu 3 (trang 151 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Gợi ý: Ngoài nhận xét về vần, nhịp đã đạt chưa, nếu có bài thơ hay, câu thơ hay nên “bình” để làm sáng rõ cái hay, cái đẹp của bài thơ, câu thơ.

Đoạn thơ tham khảo:

Lòng chợt buồn nhớ lại thời thơ ấu

Thời gian trôi thấm thoát đã lớn khôn

Kỉ niệm ngày xưa bao điều chôn giấu

Bỗng ùa về trong nỗi nhớ quê hương.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Tập làm thơ tám chữ

- Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng tám chữ, có cách ngắt nhịp rất đa dạng.

- Bài thơ theo kiểu tám chữ có thể gồm nhiều đoạn dài (số câu không hạn định),

- Có thể được chia thành các khổ (thường mỗi khổ bốn dòng) và có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến nhất là vần chân (được gieo liên tiếp hoặc gián cách).

Bài giảng Ngữ văn 9 Tập làm thơ tám chữ

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Ánh trăng

Tổng kết từ vựng (Luyện tập tổng hợp)

Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Làng

1 1,354 18/02/2022
Tải về