Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 2,684 18/02/2022
Tải về


Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp ngắn gọn

I. Cách dẫn trực tiếp

Câu hỏi (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

1. Trong đoạn trích a, bộ phận được in đậm là lời nói của nhân vật. Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và nằm trong dấu ngoặc kép.

2. Trong đoạn trích b, bộ phận in đậm là ý nghĩ của nhân vật. Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và nằm trong dấu ngoặc kép.

3.

- Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước.

- Hai bộ phận ấy sẽ được ngăn cách bằng dấu gạch ngang (-).

II. Cách dẫn gián tiếp

Câu hỏi (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1):

1.

- Trong phần trích a, phần in đậm là lời nói.

- Phần in đậm và phần đứng trước không bị tách bởi dấu gì

2.

- Trong phần trích b, phần in đậm là ý nghĩ.

- Giữa phần được dẫn và phần lời của người dẫn có từ “rằng”.

- Trong trường hợp này có thể thay từ “là” vào vị trí từ “rằng”.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

a.

- Lời dẫn: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”

- Đây là ý nghĩ được trích dẫn.

- Lời trực tiếp, trích dẫn nguyên văn.

b.

- Lời dẫn: “Cái vườn là của con ta… Hồi ấy, mọi thứ còn rẻ cả”.

- Đây là ý nghĩ được trích dẫn.

- Lời trực tiếp, trích dẫn nguyên văn.

Câu 2 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

a) Cách dẫn trực tiếp:                                                                                 

Tiếng Việt là thứ của cải vô cùng lâu đời và quý báu của dân tộc. Tiếng Việt giúp chúng ta diễn tả đầy đủ và sâu sắc những tư tưởng, tình cảm của mình. Mỗi một người Việt Nam không ai không thấy được sự giàu đẹp, trong sáng trong tiếng nói của dân tộc mình. Nó luôn chứa đựng những giá trị, bản sắc tinh hoa của dân tộc qua hàng ngàc năm văn hiến. Ngày nay, tiếng Việt vẫn tiếp tục phát triển đế đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của thời đại. Để khẳng định những giá trị vô cùng quý báu của tiếng Việt, Giáo sư Đặng Thai Mai cũng đã nói: "Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình". Chúng ta tự hào về tiếng Việt thì phải biết giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của nó, phải biết phát huy nó theo một tầm cao mới của thời đại.

b) Cách dẫn gián tiếp:

Như đoạn văn trên và điều chỉnh như sau:

... Để khẳng định những giá trị vô cùng quý báu của tiếng Việt, Giáo sư Đặng Thai Mai cũng đã nói rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiêng nói của mình...

Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

- Vũ Nương nhờ Phan Lang nhắn với chồng nàng là Trương Sinh nếu còn tình nghĩa xưa cũ xin lập đàn giải oan, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước thì nàng sẽ trở về.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

* Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật:

- Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời nói trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

+ Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở mọi người: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.

- Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của  hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

+ Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở mọi người là chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

Bài giảng Ngữ văn 9 Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Sự phát triển của từ vựng

Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Hoàng Lê nhất thống chí

Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

1 2,684 18/02/2022
Tải về