Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp hay, ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Tổng kết về ngữ pháp Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Tổng kết về ngữ pháp để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp - Ngữ văn 9
A. Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp ngắn gọn
Phần A. Từ loại
I. Danh từ, động từ, tính từ
Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)
- Các danh từ: lần (a), lãng (b), làng (c) ;
- Các động từ: đọc (a), nghĩ ngợi (b), phục dịch, đập (c);
- Các tính từ: hay (a), đột ngột (d), phải, sung sướng (e).
Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)
* Gợi ý:
- rất, hơi, quá hay
- đã, vừa đọc
- những, một lần
- hay, vừa, đã nghĩ ngợi
- những, một cái (lăng)
- đã, vừa phục dịch
- những, các, một làng
- hãy, đã, vừa đập
- rất, hơi, quá đột ngột
- những, các, một ông giáo
- rất, quá phải
- rất, quá sung sướng
a. số từ: đứng trước các danh từ
b. phó từ chỉ thời gian: đứng trước các động từ
c. phó từ chỉ mức độ: đứng trước các tính từ
Câu 3 (trang 131 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)
- Danh từ có thể đứng sau: những, các, một, ...
- Động từ có thể đứng sau: hãy, đã, vừa, ...
- Tính từ có thể đứng sau: rất, hơi, quá, ...
Câu 4 (trang 131 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)
* Bảng tổng kết về khả năng kết hợp của các danh từ, động từ, tính từ
Ý nghĩa khái quát của từ loại |
Khả năng kết hợp |
||
Kết hợp về phía trước |
Từ loại |
Kết hợp về phía sau |
|
Chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm) |
Những, các, một, hai, ba, nhiều … |
Danh từ |
Này, nọ, kia, ấy … Những từ biểu thị tính chất, đặc điểm |
Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật |
Hãy, vừa, đã, cũng, vẫn |
Động từ |
Được, lắm, … Các từ về thời gian, địa điểm, phương hướng, đối tượng |
Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, của hoạt động, của trạng thái |
Rất, hơi, quá, lắm, cực, kì, … |
Tính từ |
Quá, lắm, cực kì… - Các từ chỉ sự so sánh, phạm vi…
|
Câu 5 (trang 131 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)
a) tròn: vốn là tính từ, ớ đây được dùng như động từ (chí hoạt động).
b) lí tưởng: vốn là danh từ, ớ đây được dùng như tính từ.
b) băn khoăn: vốn là tính từ, ớ đây được dùng như danh từ (kết hợp với những)
II. Các từ loại khác
Câu 1 (trang 132 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)
Bảng tổng kết về các từ loại khác
(Ngoài ba từ loại chính)
Số từ |
Đại từ |
Lượng từ |
Chỉ từ |
Phó từ |
Quan hệ từ |
Trợ từ |
Tình thái từ |
Thán từ |
ba |
tôi |
những |
ấy |
đã |
ở |
chỉ |
hả |
trời ơi |
năm |
bao nhiêu |
|
đâu |
mới |
của |
cả |
|
|
|
bao giờ |
|
|
đã |
nhưng |
ngay |
|
|
|
bấy giờ |
|
|
đang |
như |
chỉ |
|
|
Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)
- Các từ chuyên dùng để cấu tạo nghi vấn: à, ư, hử, hở, hả,...
- Đó là các tình thái từ.
Phần B. Cụm từ
Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)
- Phần trung tâm được in đậm
a.
- Phần trung tâm: ảnh hưởng quốc tế, nhân cách, lối sống.
- Dấu hiệu: có thành phần kết hợp phía trước: tất cả những, một; thành phần kết hợp sau: đó.
b.
- Phần trung tâm: ngày khởi nghĩa.
- Dấu hiệu: có thành phần kết hợp trước là những
c.
- Phần trung tâm: tiếng cười nói.
- Dấu hiệu: có thành phần kết hợp sau: ấy
Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)
a.
- Phần trung tâm: đến (dấu hiệu: đã - phó từ, đứng trước)
- Phần trung tâm: chạy, ôm (dấu hiệu: sẽ - phó từ, đứng trước)
b. Phần trung tâm: cải chính (dấu hiệu: vừa - phó từ, đứng trước)
Câu 3 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)
- Phần trung tâm được in đậm
a) rất Việt Nam: rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, rất mới, rất hiện đại.
b) sẽ không êm ả.
c) phức tạp hơn; cũng phong phú và sâu sắc hơn.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Tổng kết về ngữ pháp
- Ôn tập lại về:
1. Từ loại
a) Danh từ
– Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,…
– Danh từ thường kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước.
Ví dụ: các em học sinh, những quyển sách này,…
– Danh từ được chia thành hai loại:
+ Danh từ chỉ đơn vị (gồm danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị quy ước).
+ Danh từ chỉ sự vật (gồm danh từ chung và danh từ riêng).
b) Động từ
– Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
– Động từ thường kết hợp với các từ: đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, cứ, còn, hãy, đừng, chớ,… và thường làm vị ngữ trong câu.
– Động từ được chia thành hai loại:
+ Động từ tình thái (thường đòi hỏi có động từ khác đi kèm).
+ Động từ chỉ hoạt động, trạng thái (không đòi hỏi có động từ khác đi kèm).
c) Tính từ
– Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
– Tính từ thường kết hợp với những từ chỉ mức độ {rất, khá, lắm,…).
– Có hai loại tính từ đáng chú ý:
+ Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ);
+ Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ).
2. Các từ loại khác
a) Số từ
– Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ thường đứng sau danh từ.
– Cần phân biệt số từ với các danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng: chục, đôi, tá, trăm, triệu,… Giống như những danh từ khác, các danh từ này thường có số từ đứng trước. Ví dụ: ba chục, hai trăm, sáu triệu,…
b) Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
c) Lượng từ
– Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật một cách khái quát.
– Có thể chia lượng từ thành hai nhóm:
+ Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể.
+ Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.
d) Chỉ từ
Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. Ví dụ: ngôi nhà kia, quyển sách nọ,…
e) Phó từ
– Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
– Phó từ gồm hai loại:
+ Phó từ đứng trước động từ, tính từ thường bổ sung ý nghĩa về quan hệ thời gian (đã, sẽ, đang,…), mức độ (hơi, rất, quá,…), sự tiếp diễn tương tự (cũng, vẫn, còn,…), sự phủ định {không, chưa, chẳng,…), sự cầu khiến (hãy, đừng, chớ,…).
+ Phó từ đứng sau động từ, tính từ thường bổ sung ý nghĩa về mức độ (lắm, quá,…), khả năng (thường, luôn,…), kết quả và hướng (mất, được, ra,…).
f) Quan hệ từ
– Quan hệ từ được dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
Ví dụ: Cái bút của bạn; Tôi học còn nó làm;…
– Các quan hệ từ có thể sử dụng cùng với nhau tạo thành cặp quan hệ từ
(vì (do, bởi, tại,…)… nên (cho nên),..:, nếu {giá, giá mà,…)… thì…, tuy (dù, mặc dù,…)… nhưng…;…).
g) Trợ từ
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá về sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Ví dụ: những, có, chính, ngay,…
h) Tình thái từ
– Tinh thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
– Một số loại tình thái từ:
+ Tĩnh thái từ nghi vấn (à, ư, hử, hả, chăng,…);
+ Tình thái từ cầu khiến (đi, nào, với,…);
+ Tình thái từ cảm thán (thay, sao,…);
+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm (ạ, nhé, cơ, mà,…).
i) Thán từ
– Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi – đáp.
– Thán từ gồm hai loại chính:
+ Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: ôi, a, ô hay, than ôi, trời ơi,…
+ Thán từ gọi – đáp: này, ơi, vâng, dụ,…
3. Cụm từ
– Cụm danh từ: là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Ví dụ: những quyển sách ấy, cái ngôi nhà này,…
– Cụm động từ: là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Ví dụ: đang đọc sách, vẫn làm việc,…
– Cụm tính từ: là loại tổ hợp từ do tính từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Ví dụ: đẹp như hoa, rất yên tĩnh,…
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 9 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 9
- Giải sbt Hóa học 9
- Giải vở bài tập Hóa học 9
- Lý thuyết Hóa học 9
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 9
- Giải sgk Toán 9 (sách mới) | Giải bài tập Toán 9 Tập 1, Tập 2
- Giải sbt Toán 9
- Lý thuyết Toán 9
- Các dạng bài tập Toán lớp 9
- Giáo án Toán lớp 9 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 9 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 9 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Sinh học 9 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 9
- Giải vở bài tập Sinh học 9
- Lý thuyết Sinh học 9
- Giải sbt Sinh học 9
- Giải sgk Vật Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 9
- Giải sbt Vật Lí 9
- Lý thuyết Vật Lí 9
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 9
- Giải vở bài tập Vật lí 9
- Giải sgk Địa Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 9
- Lý thuyết Địa Lí 9
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 9
- Giải sgk Tin học 9 (sách mới) | Giải bài tập Tin học 9
- Lý thuyết Tin học 9
- Lý thuyết Giáo dục công dân 9
- Giải vở bài tập Lịch sử 9
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 9
- Lý thuyết Lịch sử 9
- Lý thuyết Công nghệ 9