Soạn bài Cố hương hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Cố hương Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Cố hương để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 1,535 18/02/2022
Tải về


Soạn bài Cố hương - Ngữ văn 9

A. Soạn bài Cố hương ngắn gọn

Câu 1 (trang 218 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

* Bố cục của truyện: Gồm 3 phần:

- Phần 1. Từ đầu đến “đem gia đình đến nơi đất khách tôi đang làm ăn, sinh sống”. Nhân vật tôi trên đường về thăm quê.

- Phần 2. Tiếp theo đến “tất cả đồ đạc trong ngôi nhà cũ, hư hỏng, to nhỏ, xấu tốt đều mang đi sạch trơn như quét”. Nhân vật tôi trong những ngày ở quê.

- Phần 3. Còn lại. Nhân vật tôi khi rời xa quê.

Câu 2 (trang 218 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Trong truyện có hai nhân vật chính: nhân vật “tôi” và Nhuận Thổ.

- Nhân vật trung tâm của truyện là “tôi”.

- Nguyên nhân: “tôi” là người kể chuyện, kể lại chuyến thăm quê của mình và qua đó bộc lộ nội dung tư tưởng của câu chuyện; Nhuận Thổ chỉ xuất hiện qua ý nghĩ của “tôi”.

Câu 3 (trang 218 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Biện pháp nghệ thuật để làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ: hồi tưởng và đối chiếu.

- Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi về:

+ Khung cảnh làng quê: các gia đình khác đã dọn đi dần hết, bỏ lại làng quê tiêu điều.

+ Con người: chị Hai Dương: - “nàng Tây Thi đậu phụ” là một người phụ nữ duyên dáng, trước đây được mọi người yêu quý, sau nhiều năm trở thành một người phụ nữ xấu cả ngoại hình lẫn tính cách.

- Tình cảm, thái độ của tác giả: đau xót trước sự thay đổi của quê hương, con người và từ đó phê phán xã hội phong kiến mục nát đương thời.

Câu 4 (trang 218 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Đoạn văn chủ yếu dùng phương thức miêu tả: đoạn b. Thông qua đó, tác giả muốn biểu hiện sự thay đổi của Nhuận Thổ sau hơn hai mươi năm xa cách.

- Đoạn văn chủ yếu dùng phương thức tự sự: đoạn a. Ngoài tự sự tác giả còn sử dụng hồi tưởng. Thông qua đoạn văn, từ mối quan hệ gắn bó của “tôi” và Nhuận Thổ khi còn thơ ấu để làm nổi bật sự thay đổi trong thái độ của Nhuận Thổ với “tôi” ở hiện tại.

- Đoạn văn chủ yếu dùng phương thức nghị luận: c. Thông qua đó, tác giả muốn đặt ra vấn đề về con đường nào cho cả dân tộc Trung Hoa - con đường để xây dựng, đổi mới đất nước.

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 219 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

Chọn đoạn văn mà em thích nhất trong tác phẩm để học thuộc

Câu 2 (trang 219 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)

* Điền vào bảng sao cho thích hợp

 

Nhuận Thổ còn nhỏ

Nhuận Thổ khi đứng tuổi

Hình dáng

Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng.

Cao gấp hai trước, da vàng sạm, mặt tròn, có những nếp răn sâu hoắm, đội mũ lông chiên rách tươm…

Động tác

Tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba, cố sức đâm theo một con tra.

Môi mấp máy, không ra tiếng, dáng điệu cung kính.

Giọng nói

Lưu loát, hồn nhiên

Cung kính, lễ phép

Thái độ

Không ngại ngùng, đầy thân thiết

Cung kính, lễ phép

Tính cách

Hồn nhiên, lanh lợi

Khúm núm, e dè, khép nép


B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Cố hương 

I. Tác giả

a. Cuộc đời

- Tên tác giả: Lỗ Tấn (1881- 1936) lúc nhỏ tên là Chu Chương Thọ, tên chữ là Dự Tài, sau đổi tên là Chu Thụ Nhân, ông sinh ra trong một gia đình quan lại sa sút

- Quê quán: phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

Soạn bài Cố hương hay, ngắn gọn (ảnh 1)

b. Sự nghiệp văn học

- Phong cách nghệ thuật: Coi văn chương như một vũ khí chiến đấu, đưa nhân dân thoát khỏi tình trạng “ngu muội”

- Tác phẩm tiêu biểu: 17 tạp văn, hai tập truyện ngắn xuất sắc là Gào thét (1923) và Bàng hoàng (1926)

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập Gào thét (1923)

2. Thể loại:

- Truyện ngắn

3. Bố cục: 3 phần

- Phần 1( Từ đầu đến “ Làm ăn sinh sống”): Nhân vật Tôi trên đường về quê

- Phần 2(Tiếp đó đến “ Sạch trơn như quét”): Nhân vật Tôi những ngày ở quê.

- Phần 3(Còn lại): Nhân vật Tôi trên đường xa quê.

4. Tóm tắt:

Nhân vật “tôi” trong chuyến về thăm quê lần cuối cùng, nhìn thấy làng quê mình trở nên tiêu điều, hoang vắng khác xưa. Những con người xưa cũng đã thay đổi. Đặc biệt làn Nhuận Thổ - người bạn niên thiếu nay đã tàn tạ, thụ động chịu khi phải chịu đựng những bất công của xã hội Trung Quốc đương thời. Rời quê ra đi, trong tâm trạng buồn, tôi suy nghĩ về con đường đi của nông dân, của toàn xã hội để đưa đất nước Trung Hoa tiến lên.

Soạn bài Cố hương hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung

Truyện ngắn phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của XH TQ đầu TK XX đồng thời phê phán và hi vọng của tác giả trên cơ sở tình yêu quê hương và nhân dân là cơ sở tư tưởng của tác phẩm. Đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.

6. Giá trị nghệ thuật

- Bố cục chặt chẽ, cách sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật : hồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng.

- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật độc đáo góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.

- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

- Sáng tạo hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa triết lý

Bài giảng Ngữ văn 9 Cố hương

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo)

Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1

Những đứa trẻ (Trích Thời thơ ấu)

Trả bài kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

Trả bài Tập làm văn số 3

1 1,535 18/02/2022
Tải về