Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính hay, ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính để chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Ngữ văn 9
A. Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính ngắn gọn
Phần đọc - hiểu văn bản
Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
* Nhan đề:
- Nhan đề dài và khác lạ: Khi đọc nội dung, người đọc chắc hẳn biết được đó là một “bài thơ”. Vậy mà Phạm Tiến Duật lại đưa vào nhan đề là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
- Hai chữ “bài thơ” đã cho ta thấy rõ cách khai thác, cách nhìn hiện thực cuộc sống của tác giả. Không chỉ viết về những chiếc xe không kính hay hay hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu nói về chất thơ từ hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ của những người lính lái xe.
* Hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh độc đáo vì:
- Những hình ảnh trong thơ thường là những hình ảnh đẹp, sáng ngời, hào nhoáng ít ai miêu tả những chiếc xe không kính.
- Những chiếc xe không kính diễn tả sự thật trần trụi, khốc liệt của chiến tranh.
- Những chiếc xe bị bom đạn phá hủy, nhưng không vì thế mà dừng bước. Chúng vẫn hăng hái lên đường, cùng những người chiến sĩ vào miền Nam giải phóng đất nước.
Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
* Tư thế của người lính khi đối mặt với khó khăn:
- Tư thế của người lính lái xe: “Ung dung buồng lái ta ngồi/Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”: Cho thấy tư thế hiên ngang, chủ động sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy. Trong mưa bom, bão đạn nhưng họ vẫn nhìn thẳng về con đường phía trước.
- Những chiếc xe không kính khiến cho những khó khăn càng thêm khắc nghiệt hơn:
+ Gió vào xoa mắt đắng
+ Con đường chạy thẳng vào tim
+ Sao trời, đột ngột cánh chim
→ Tất cả như “sa”, “ùa” vào buồng lái. Nhưng người lính vẫn không sợ hãi mà hiên ngang đối mặt với mọi thứ.
* Tinh thần lạc quan:
- Họ phải đối mặt với khó khăn khi chiếc xe không có kính: “ừ thì có bụi”, “ừ thì ướt áo”.
- Nhưng thái độ trước những khó khăn: “không có… ừ thì” cho thấy một thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn của người lính.
- Hình ảnh người lính “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” hay “gió lùa khô mau thôi”: cho thấy một tinh thần vui vẻ, yêu đời bất chấp những gian khổ phải đối mặt.
* Tình đồng đội ngắn bó:
- Họ “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”: chi tiết phản ánh chân thực tình cảm của người lính, qua cái bắt tay người lính tiếp thêm cho nhau sức mạnh, động lực để tiếp tục những chặng đường phía trước.
- “Bếp Hoàng Cầm dựng đứng giữa trời”: Cuộc chiến tranh khốc liệt khiến họ phải dựng bếp ăn giữa trời, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày vất vả.
- “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”: Họ gắn bó giống như những người thân trong gia đình, gắn bó với nhau thân thiết như tình cảm ruột thịt.
- Trên hành trình không ấy, họ chỉ có thể nghỉ ngơi trên những chiếc võng.
- Những vẫn lạc quan: “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”: Điệp từ “lại đi” giống như nhịp bước hành quân của người lính trên đường hành quân.
- Hình ảnh “trời xanh thêm”: tinh thần lạc quan, yêu đời hướng về tương lai phía trước.
* Ý chí, tình yêu dành cho tổ quốc:
- Hai câu đầu vẫn là những khó khăn từ những chiếc xe: không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước…
- Nhưng khó khăn ấy chẳng thể cản nổi ý chí của người lính: xe vẫn cứ chạy vì miền Nam phía trước, vì niềm tin tất thắng và nước nhà sẽ thống nhất.
- Chỉ cần trong xe có một trái tim: hình ảnh “một trái tim” là hình ảnh hoán dụ, chỉ người lính. Trái tim họ luôn căng tràn sự sống, cũng như sôi sục lòng căm thù giặc sâu sắc. Trái tim còn tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, lòng trung thành với Đảng và tình yêu nước sâu đậm của người lính.
Câu 3 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
* Ngôn ngữ giọng điệu của bài thơ góp phần quan trọng trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn:
- Ngôn ngữ thơ giàu tính khẩu ngữ, giọng thơ tự nhiên, khỏe khoắn.
- Ngôn ngữ, giọng điệu góp phần thể hiện vẻ đẹp của những người lính lái xe: ngang tàn, hóm hỉnh và lạc quan, yêu đời.
Câu 4 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
* Thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ:
- Tư thế ung dung, chủ động, lạc quan, yêu đời.
- Coi thường mọi khó khăn, thiếu thốn, hiểm nguy.
- Ý chí chiến đấu vì sự thống nhất của đất nước.
* So sánh:
- Giống nhau: Họ đều mang trong mình tình yêu dành cho quê hương đất nước, tinh thần chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp, tình đồng đội gắn bó sâu sắc.
- Khác nhau:
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính khắc họa hình ảnh người lính trẻ trung, tinh nghịch, lạc quan, yêu đời mang phong cách của tầng lớp trí thức vừa rời ghế nhà trường, xếp bút nghiên tham gia chiến đấu.
+ Đồng chí lại vẽ lên hình ảnh những người lính đầy tình cảm, mang hơi thở từ những người nông dân đi ra từ mảnh đất miền trung nghèo khó, bởi vậy mà họ trầm lắng, suy tư hơn.
Phần luyện tập
Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
Học thuộc lòng bài thơ
Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 1)
* Ấn tượng của người lái xe không kính trên đường ra trận đã được tác giả diễn giả cụ thể, sinh động:
- Những chiếc xe không kính khiến cho những khó khăn càng thêm khắc nghiệt hơn:
+ Gió vào xoa mắt đắng: những chiếc xe không kính khiến cho bụi đường bay vào mắt - từ “đắng” được sử dụng theo lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm nổi bật sự khắc nghiệt về thể xác.
+ Con đường chạy thẳng vào tim, sao trời, cánh chim. Tất cả như “sa”, “ùa” vào buồng lái. Không có kính khiến mội khoảng cách bị xóa bỏ.
+ Nhưng người lính vẫn không sợ hãi mà hiên ngang đối mặt với mọi thứ.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
I. Tác giả
a. Cuộc đời
- Phạm Tiến Duật (1941- 2007)
- Quê quán: huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
b. Sự nghiệp văn học
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Những đóng góp chủ yếu của ông cho văn học là tác phẩm thơ.
+ Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và có cái “tinh nghịch” nhưng cũng rất sâu sắc.
+ Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát trong đó tiêu biểu nhất là “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”.
- Những tập thơ chính:
+ Vầng trăng quầng lửa (thơ; 1970)
+ Ở hai đầu núi (thơ, 1981)
+ Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983)
+ Thơ một chặng đường (tập tuyển, 1994)
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:
- Bài thơ sáng tác năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. Bài thơ thuộc chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”
2. Thể loại:
- Tự do
3. Bố cục:
- Đoạn 1 (Khổ 1+2): Tư thế thế ung dung hiên ngang của người lính lái xe không kính
- Đoạn 2 (Khổ 3+4): Tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ và tinh thần lạc quan, sôi nổi của người lính
- Đoạn 3 (Khổ 5+6): Tinh thần đồng chí đồng đội thắm thiết của người lính lái xe
- Đoạn 4 (Khổ 7): Lòng yêu nước và ý chí chiến đấu vì miền Nam
4. Giá trị nội dung
Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã khắc họa hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm nơi chiến trường.
5. Giá trị nghệ thuật
Bài thơ kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ một cách tự nhiên. Đặc biệt nhất là có chất liệu hiện thực vô cùng sinh động của chiến trường, những hình ảnh sáng tạo rất đời thường. Ngôn ngữ và giọng điệu thơ giàu tính khẩu ngữ, ngang tàn và khỏe khoắn.
Bài giảng Ngữ văn 9 Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 9 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 9
- Giải sbt Hóa học 9
- Giải vở bài tập Hóa học 9
- Lý thuyết Hóa học 9
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 9
- Giải sgk Toán 9 (sách mới) | Giải bài tập Toán 9 Tập 1, Tập 2
- Giải sbt Toán 9
- Lý thuyết Toán 9
- Các dạng bài tập Toán lớp 9
- Giáo án Toán lớp 9 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 9 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 9 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Sinh học 9 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 9
- Giải vở bài tập Sinh học 9
- Lý thuyết Sinh học 9
- Giải sbt Sinh học 9
- Giải sgk Vật Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 9
- Giải sbt Vật Lí 9
- Lý thuyết Vật Lí 9
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 9
- Giải vở bài tập Vật lí 9
- Giải sgk Địa Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 9
- Lý thuyết Địa Lí 9
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 9
- Giải sgk Tin học 9 (sách mới) | Giải bài tập Tin học 9
- Lý thuyết Tin học 9
- Lý thuyết Giáo dục công dân 9
- Giải vở bài tập Lịch sử 9
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 9
- Lý thuyết Lịch sử 9
- Lý thuyết Công nghệ 9