Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Ôn tập về văn bản thuyết minh để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 636 16/02/2022
Tải về


Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh ngắn gọn :

I. Ôn tập lí thuyết

Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)

Văn bản thuyết minh giữ một vị trí quan trọng trong đời sống bởi vai trò và chức năng của mình, nó giới thiệu, cung cấp những tri thức về nguyên lý, tính chất, cấu tạo,...của sự vật, cảnh quan, hiện tượng trong đời sống của xã hội.

Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ văn 8, Tập 2)

 

Văn bản Thuyết minh

Văn bản tự sự

Văn bản miêu tả

Văn bản biểu cảm

Văn bản nghị luận

Đặc điểm (tính chất)

Tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng.

Kể lại sự việc, nhân vật theo một trình tự

Tái hiện cụ thể đặc điểm về con người, sự vật

Biểu đạt tình cảm, cảm xúc của con người

Trình bày ý kiến, luận điểm.

Câu 3 (trang 35 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)

Để làm tốt văn bản thuyết minh, cần phải:

+ Nắm vững tri thức

+ Hiểu chi tiết vấn đề cần thuyết minh

+ Thu thập đầy đủ thông tin của vấn đề cần thuyết minh

+ Nắm chắc những đặc điểm riêng của văn thuyết minh, tránh sự nhầm lẫn trong cách xây dựng bài văn miêu tả, tự sự hay biểu cảm.

Câu 4 (trang 35 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)

Các phương pháp thuyết minh: liệt kê,  nêu định nghĩa, giải thích, so sánh, phân loại,...

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

Đề a

Mở bài: Giới thiệu chung về đồ vật đó

Thân bài:

+ Cấu tạo

+ Chất liệu làm nên

+ Phân loại

+ Cách sử dụng

+ Giá cả thị trường

+ Cách giữ gìn, bảo vệ

+ Những lưu ý khi chọn mua sản phẩm.

Kết bài:

Khẳng định giá trị và vai trò của đồ dùng đó với cuộc sống

Đề b

Mở bài:

Giới thiệu chung về thắng cảnh ( có thể trích lời thơ hoặc câu nhận định)

Thân bài:

+ Lịch sử ra đời

+ Vị trí địa lý

+ Quy mộ, các bộ phận hợp thành

+ Quang cảnh tự nhiên

+ Lễ hội, phong tục, điểm đến du lịch

+ Giữ gìn cảnh quan

Kết bài:

Khẳng định lại vẻ đẹp và giá trị của cảnh quan

Đề c

Mở bài:

Giới thiệu chung về thể loại văn học

Thân bài:

+ Đặc điểm của thể loại:

- cách hiệp vần( thơ)

- giọng điệu

- kết cấu

+ Ví dụ về tác phẩm văn học

+ Giá trị thể loại với văn học Việt

+ Sự giữ gìn và phát huy thể loại trong văn học hiện đại

Kết bài:

Khẳng định lại vẻ đẹp của thể loại văn học đó

Đề d

Mở bài:

Giới thiệu chung về phương pháp đó

Thân bài:

+ Chuẩn bị vật liệu thí nghiệm

+ Tiến trình

+ Yêu cầu kết quả/ thành phẩm

+ Phạm vi áp dụng

+ Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm

Kết bài:

Khẳng định lại vai trò của phương pháp đó

Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

Tham khảo các đoạn sau

a, Giới thiệu về cái hộp bút

Hiện nay, hầu hết khắp các chợ, trung tâm hay nhà sách đều bày bán hộp bút với nhiều thiết kế đa dạng. Người mua có thể lựa chọn cho mình những mẫu ưng ý theo sở thích của bản thân.

Những mẫu hộp bút luôn được vẽ, trang trí bằng các hoạ tiết dễ thương, ngộ nghĩnh, thu hút học sinh. Giá cả mỗi chiếc hộp bút chỉ tầm từ 20000 nghìn đồng – 40000 nghìn đồng nên có thể mua nó mà không phải quá phân vân. Trung bình mỗi chiếc hộp bút có thể sử dụng khoảng 1 năm học, chi phí không quá đắt đỏ mà mẫu mã đẹp lại rất tiện dụng nên các bạn học sinh rất yêu thích

b. Giới thiệu về thắng cảnh quê em.

Chùa Một Cột nằm trong khu di tích chùa Diên Hựu, Thôn Thanh Bảo, Quảng Đức vào thời lý. Đến nay được gọi là Chùa Một Cột thuộc Ba Đình gần Lăng Bác, Hà Nội.

Được khởi công và xây dựng vào 10/1049 âm lịch. Trước kia chùa có rất nhiều tên khác nhau như chùa Mật (tiếng Hán-Nôm) và "Diên Hựu tự", "Liên Hoa Đài". Theo tìm hiểu Ngôi chùa được xây dựng theo một giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028 - 1054). Có một lần vua Lý Thái Tông đã mơ thấy phật quan âm ngồi trên đài sen và dắt mình lên đài. Khi tỉnh dậy, Nhà Vua kể cho bề tôi nghe và được nhà sư Thiền Tuệ gợi ý nên xây dựng ngôi chùa và nhà vua đã dựa theo ý tưởng thiết kế của Thiền Tuệ để xây dựng ngôi chùa.

Ngôi chùa được thiết kế bằng gỗ ở phần dưới là cột đá tượng trưng cho thân sen, còn phía trên là đài sen. Bên trong có tượng phật bà Quan Âm để thờ. Cho đến năm 1105, Vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc của chùa và xây dựng thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, chùa chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ như ngày nay. Gồm có đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh chùa là 3m, mái cong cong, dựng trên cột đá cao 4m, đường kính 1,2m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tiếp đến là hệ thống đòn bẩy để giữ thăng bằng cho ngôi chùa phía trên. Ngôi chùa được xây dựng vươn lên khỏi mặt nước là một kiến trúc độc đáo. Phía dưới là hồ hình vương bao quanh bởi gạch tráng men màu xanh.

Đến năm 1840 - 1850, ngôi chùa một cột được trùng tu và tôn tạo, lần tiếp theo là vào năm 1920. Vào năm 1955, Đài Liên Hoa được sửa chữa bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng. Năm 1995, ngôi Tam bảo được trùng tu với tổng số tiền lên tới 500 triệu đồng và tiếp theo là trùng tu nhà mẫu năm 1997 hết 200 triệu đồng.

Chùa Một Cột là một trong những danh lam thắng cảnh được bộ văn hóa nước ta xếp hạng di tích lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc vào năm 4/1962. Chùa Một Cột có một ý nghĩa lịch sử và văn hóa vô cùng to lớn. Đây cũng là biểu tượng của người Hà Nội ngàn năm văn hiến. Có một điều mà có thể bạn không để ý đến đó là Chùa Một Cột còn được in đằng sau đồng tiền xu 5000 của Việt Nam.

Nếu bạn có cơ hội du lịch 1 ngày ở Hà Nội thì chắc chắn các bạn không thể bỏ qua 1 địa điểm đó chính là Chùa Một Cột. Ngôi chùa tuy nhỏ bé nhưng nó là nét văn hóa của dân tộc với nét kiến trúc riêng không đâu có được. Chính sự đặc biệt này mà hàng năm, khách du lịch đến đây rất đông và là nơi yêu thích của khách du lịch trong và ngoài nước.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh

- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp các tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các sự vật và hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội cho con người bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích

- Văn bản thuyết minh khác các loại văn bản khác chủ yếu ở tính chất thuyết minh, giới thiệu. Văn thuyết minh không nặng về kể chuyện như văn tự sự, không miêu tả chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả, không biểu cảm mạnh mẽ như văn biểu cảm, cũng không lập luận, thuyết lí như văn nghị luận. Thuyết minh trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan, xác thực, rõ ràng.

- Muốn làm tốt một bài văn thuyết minh, trước hết phải tìm hiểu kĩ về đối tượng cần thuyết minh  bằng cách quan sát trực tiếp hoặc tìm hiểu qua sách báo, vô tuyến truyền hình hay các phương tiện thông tin đại chúng khác. Bài văn thuyết minh cần phải làm nổi bật những đặc điểm, tính chất, chức năng, tác dụng… và quan trọng nhất chính là mối quan hệ giữa đối tượng được thuyết minh với đời sống con người.

- Những phương pháp thuyết minh thường được vận dụng là: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích…

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Ngắm trăng  

Đi đường (Tẩu lộ)

Câu cảm thán  

Câu trần thuật  

Viết bài tập làm văn số 5

1 636 16/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: