Soạn bài Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem

1 1020 lượt xem
Tải về


Soạn bài Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục ngắn gọn

Câu 1 (SGK trang 121 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Lớp kịch này được chia làm 2 cảnh:

- Cảnh 1: Ông Giuốc-đanh và phó may

- Cảnh 2: Ông Giuốc đanh và 4 chú thợ phụ

Càng về sau kịch càng sôi động hơn vì có thêm sự xuất hiện của 4 chú thợ phụ.

Câu 2 (SGK trang 121 Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh được thể hiện qua chi tiết ông là một trưởng giả ngu dốt nhưng lại muốn thành tầng lớp quý tộc chỉ bằng một bộ lễ phục

- Tính cách này bị phó may lợi dụng, may lễ phục chật, hoa ngược, bít tất và và giày chật, bớt xén vải nhưng còn ngụy biện, ranh mãnh nhằm đánh lừa ông Giuốc-đanh.

Câu 3 (SGK trang 121 Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh được thể hiện qua việc ông háo danh, ưa nịnh, khát khao được làm quý tộc.

- Tính cách này bị 4 chú thợ phụ lợi dụng, khéo nịnh để moi tiền.

Câu 4 (SGK trang 121 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Sự chênh lệch, mất cân xứng giữa nội dung và hình thức, giữa cái bên trong và cái bên ngoài. (Thông qua nhân vật ông Giuốc-đanh)

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục

I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Mô-li-e (1622 - 1673) tên khai sinh là Jean-Baptiste Poquelin.

- Molière sinh ở Paris, gia đình làm thợ của triều đình rất lâu đời. Lên 10 tuổi, Mô-li-e mồ côi mẹ. Molière học ở Jesuit Clermont College (nay là Lycée Louis-le-Grand), là nơi học sinh phần nhiều học bằng tiếng Latin.

- Poquelin thông thạo tiếng Latinh và đã dịch tác phẩm "Về bản chất sự vật" của thi hào Lucretius sang tiếng Pháp (bản dịch bị thất lạc). Vào năm 1639, ông học xong Jesuit Clermont College, năm 1639 – 1640 học luật tại Đại học Orlean. Bố của Poquelin thường nhắc con theo con đường của ông - nối nghiệp chức vị trong cung đình. Tuy nhiên ông không theo ý cha, nhường công việc này cho em trai và chọn nghề diễn viên.

- Vào năm 1643, ông thành lập đoàn kịch Illustre Théâtre và lấy nghệ danh Molière từ đây. Sau một số thất bại do mắc nợ nhiều, đoàn kịch phải giải thể, Molière bị bỏ vào tù.

Soạn bài Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp

- Ông được biết đến với vai trò là nhà thơ, nhà viết kịch, người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển và ông là một bậc thầy của kịch nghệ châu Âu

- Năm 1655, ông viết vở kịch thơ đầu tiên là “Gàn dở”

- Đến năm 1672 - 1673 ông viết vở kịch cuối cùng là “Bệnh giả tưởng”.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang và là lớp kịch kết thúc hồi II.

2. Thể loại: kịch

3. Bố cục: 2 phần

- Từ đầu đến “...theo cách thức mặc cho các nhà quý phái”: Ông Giuốc-đanh và phó may

- Còn lại: Ông Giuốc-đanh và 4 chú thợ phụ.

4. Tóm tắt:

   Ông Giuốc-đanh là nhân vật chính của hài kịch, tuổi ngoài bốn mươi, con một nhà buôn giàu có nhưng dốt nát, quê kệch lại muốn học đòi làm sang. Ông có ý định may bộ quần áo sang trọng để khẳng định vị trí xã hội thượng lưu của mình. Nhưng vì thiếu hiểu biết, dốt nát nên ông trở thành nạn nhân của thói học đòi: bị ăn bớt vải, bộ lễ phục bị may hỏng. Ông Giuốc-đanh từ chối gả con gái mình là Uy-xin cho Cleong vì thấy chàng không phải là quý tộc. Sau đó Cleong cải trang thành hoàng tử Thổ Nhĩ Kì đến hỏi vợ và được ông ưng thuận.

Soạn bài Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung

 Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho đọc giả.

6. Nghệ thuật

Sử dụng lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp, nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch càng ngày càng hấp dẫn, tính cách nhân vật được khắc họa thành công, rõ nét.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu  

Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

Chương trình địa phương (phần văn) 

Chữa lỗi diễn đạt  

Viết bài tập làm văn số 7 

1 1020 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: