Soạn bài Hội thoại (tiếp theo) hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Hội thoại (tiếp theo) Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Hội thoại (tiếp theo) để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem

1 1,752 17/02/2022
Tải về


Soạn bài Hội thoại (tiếp theo) - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Hội thoại (tiếp theo) ngắn gọn

I. Lượt lời trong hội thoại

Câu 1 (SGK trang 102 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Hồng: 2 lượt lời

- Người cô: 6 lượt lời

Câu 2 (SGK trang 102 Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Lẽ ra được nói thêm 2 lần nhưng Hồng không nói.

- Sự im lặng thể hiện thái độ bất bình nhưng vẫn nhẫn nhịn của Hồng với người cô.

Câu 3 (SGK trang 102 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Không cắt lời vì cậu ý thức được vai nói của mình (là vai dưới nên không được xúc phạm hay bất kính với người vai trên)

II. Luyện tập

Câu 1 (SGK trang 102 Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Chị Dậu: Thương chồng con, đảm đang, mạnh mẽ

- Cai lệ: Hung hăng, hống hách

- Người nhà lí trưởng: Nịnh bợ, khúm núm trước cai lệ nhưng lại lên mặt với chị Dậu

- Anh Dậu: Ngại va chạm, sợ sệt

 Câu 2 (SGK trang 103 - 107 Ngữ Văn 8 Tập 2)

a) - Lúc đầu, cái Tí nói nhiều (giọng hồn nhiên), chị Dậu im lặng

- Lúc sau (khi nói chuyện bán cái Tí), chị Dậu nói nhiều hơn, cái Tí nói ít hẳn.

b) Hợp lí. Vì:

- Khi Tí chưa biết mình bị bán thì nói chuyện vô tư nhưng sau khi biết vì quá buồn và sợ nên nói ít hẳn.

- Chị Dậu ban đầu chưa biết nói với con thế nào nên chỉ im lặng, sau đó khi đã thông báo tin con bị bán thì lại nói nhiều hơn để an ủi và thuyết phục các con.

c) Làm chị Dậu càng xót xa hơn vì phải bán đứa con ngoan ngoãn. Còn cái Tí thì sẽ càng thấy tuyệt vọng và nặng nề hơn trong sự giằng xé vì hoàn cảnh gia tình và phận của mình.

Câu 3 (SGK trang 107 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Sự im lặng của nhân vật tôi cho thấy cậu ta vừa ngạc nhiên vừa hãnh diện cùng xấu hổ vì sự không phải của mình với em gái.

Câu 4 (SGK trang 107 Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Cả hai nhận xét trên đều đúng nhưng đúng trong những trường hợp khác nhau:

- “Im lặng là vàng”: Đúng khi cần giữ bí mật, tôn trọng người nói,...

- “Im lặng là dại khờ hèn nhát” khi không dám lên tiếng đấu tranh trước những sai trái, bất công.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Hội thoại (tiếp theo)

- Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một ngưòi tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.

- Lượt lời cần phải được luân phiên đúng lúc. Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác. Hành động cướp lời, cắt lời bị coi là hành vi kém văn hoá, thiếu tôn trọng người khác.

- Nhiều khi im lặng khi đến lượt mình cũng là một cách biểu thị thái độ.

Cần chú ý: Trong khi giao tiếp, không nên để cuộc giao tiếp ngừng lại quá lâu mà chưa có ai nói. Việc luân phiên lượt lời cần diễn ra sao cho nhịp nhàng để cuộc giao tiếp diễn ra liên tục, tự nhiên.

Bài giảng Ngữ văn 8 Hội thoại (tiếp theo)

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận 

Lựa chọn trật tự từ trong câu 

Trả bài tập làm văn số 6  

Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục

1 1,752 17/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: