Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Đánh nhau với cối xay gió Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Đánh nhau với cối xay gió để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 941 16/02/2022
Tải về


Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió - Ngữ văn 8

A. Soạn bài “Đánh nhau với cối xay gió” ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Bố cục: 3 phần:

   + Phần 1 (Từ đầu… không cân sức) Trước khi đánh nhau với cối xay gió.

   + Phần 2 (Tiếp… người văng ra xa): Cuộc giao tranh giữa Đôn Ki-hô-tê và cối xay gió.

   + Phần 3 (còn lại): Sau khi đánh nhau với cối xay gió.

- 5 sự việc chính chủ yếu:

   + Nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió

   + Thái độ, hành động của hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê

   + Quan niệm và cách cư xử của hai thầy trò khi bị thương, đau đớn

   + Chuyện ăn

   + Chuyện ngủ

→ Qua những sự việc này tính cách đối lập của hai nhân vật được khắc họa rõ nét.

Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Những nét hay và giở trong tính cách của nhân vật Đôn Ki-hô-tê:

- Đầu óc mê muội, chẳng còn tỉnh táo

- Khát vọng tốt đẹp: ra tay diệt trừ giống xấu xa

- Dũng cảm: một mình một ngựa xông lên

- Coi khinh cái tầm thường, thực dụng: đau không rên, không quan tâm đến chuyện ăn uống.

Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Xan-chô Pan-xa:

   + Nét hay: chất phác, tốt bụng, biết nhìn nhận thực tế.

   + Nét dở: thiển cận, nhút nhát, chỉ cần được ăn uống no say là sẽ thỏa mãn.

Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

 

Dáng vẻ bên ngoài

Nguồn gốc xuất thân

Suy nghĩ

Hành động

Đôn Ki-hô-tê

cao, gầy

quý tộc nghèo

viển vông, xa rời thực tế

liều lĩnh, điên rồ

Xan-chô Pan-xa

béo, lùn

Nông dân

thực tế, có phần thực dụng

luôn dè dặt, sợ hãi, chỉ cần ăn no ngủ say

 

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Đánh nhau với cối xay gió”:

I. Tác giả

a. Cuộc đời

- Xéc- van- tét (1547- 1616)

- Quê quán: là nhà văn người Tây Ban Nha

- Ông được sinh ra trong một gia đình quý tộc nhỏ và sa sút.

- Khi 22 tuổi, ông đến Ý, đúng vào thời kỳ Phục Hưng và làm người hầu cho một Hồng y giáo chủ - đây là một cơ hội để ông có thể đọc sách và học tập.

- Ông bị bắt giam ở An- giê từ năm 1575 đến năm 1580 và sống nghèo túng.

Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió hay, ngắn gọn (ảnh 1)

b. Sự nghiệp văn học

- Xec-van-tec được xem là người khai sinh ra tiểu thuyết hiện đại, đặc biệt là loại tiểu thuyết phiêu lưu.

- Ông sáng tạo ra kiểu nhân vật lưỡng diện: vừa điên rồ, vừa sáng suốt, dùng tiếng cười và thủ pháp lạ hóa điêu luyện trong việc bóc trần những thói hư, tật xấu của con người và xã hội.

- Văn phong giàu chất hiện thực, ngợi ca phần trong trẻo tốt lành, phẩm hạnh của tầng lớp bình dân.

- Tác phẩm tiêu biểu: Galatêa, Cuộc du ngoạn lên đỉnh núi Pacnanxơ, Truyện làm gương, Đôn ki hô tê, ….

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ: thuộc chương VIII, trích trong tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê. Câu chuyện kể về Đôn-ki-hô-tê, một lão quý tộc nghèo vì quá say mê truyện kiếm hiệp nên muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ. Lão lục tìm những đồ binh giáp đã han gỉ của tổ tiên để trang bị cho mình, phong cho con ngựa còm của lão là chiến mã Rô-xi-nan-tê còn bản thân lão là hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê xứ Man-cha.

- Tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời Phục Hưng. Tác phẩm gồm 126 chương.

2. Thể loại: tiểu thuyết.    

3. Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (Từ đầu… không cân sức) Trước khi đánh nhau với cối xay gió.

+ Phần 2 (Tiếp… người văng ra xa): Cuộc giao tranh giữa Đôn Ki-hô-tê và cối xay gió.

+ Phần 3 (còn lại): Sau khi đánh nhau với cối xay gió.

4. Tóm tắt:

Đôn-ki-hô-tê là một lão quý tộc nghèo vì quá say mê truyện hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ, cùng đi với lão là giám mã Xan-chô-pan-xa. Một lần, hai thầy trò đi trên một cánh đồng. Đôn-ki-hô-tê nhìn thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió lại tưởng là ba bốn chục tên khổng lồ. Lão thúc ngựa Rô-xi-nan-tê xông lên chẳng thèm để ý đến giám mã Xan-chô-pan-xa đang hét bảo lão đừng xông vào đánh nhau với cối xay gió. Gió thổi mạnh làm cánh quạt quay kéo theo ngựa và người lão văng ra xa. Xan-chô-pan-xa thúc lừa đến đỡ Đôn-ki-hô-tê. Tuy vậy, dù đau đến cỡ nào nhưng lão cũng không rên rỉ, không ăn uống gì và đêm đến thì thức trắng vì nghĩ đến tình nương. Còn Xan-cho-pan-xa hơi đau một tí là rên rỉ, ăn ngon lành vừa đi vừa chè chén, đêm đến, bác lăn ra ngủ một mạch đến sáng.

Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:

- Qua văn bản tác giả chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến lỗi thời, qua tính cách của hai nhân vật bộc lộ khi đối mặt với cối xay gió. Sự tương phản giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan- xa đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ. Qua đó tác giả còn muốn báo trước sự xuất hiện của thời đại phục hưng với những con người mới, những tính cách mới nghị lực mới và sáng ngời chủ nghĩa nhân văn.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Thành công khi xây dựng được cặp nhân vật tương phản.

- Có giọng điệu hài hước, phê phán.

Bài giảng Ngữ văn 8 Đánh nhau với cối xay gió

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Tình thái từ

Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Chiếc lá cuối cùng

Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)

Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 

1 941 16/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: