Soạn bài Ôn luyện về dấu câu hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Ôn luyện về dấu câu Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Ôn luyện về dấu câu để chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 482 lượt xem
Tải về


Soạn bài Ôn luyện về dấu câu - Ngữ văn 8

A. Soạn bài Ôn luyện về dấu câu ngắn gọn:

I. Tổng kết về dấu câu  

Câu hỏi (trang 150 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Tác dụng:

a. Dấu ngoặc đơn đánh dấu phần giải thích.

b. Đánh dấu phần thuyết minh.

c. Đánh dấu phần bổ sung thêm: thông tin về năm sinh, năm mất của tác giả, cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào.

- Không thay đổi nhưng sẽ không rõ nghĩa bằng có phần đó.

Dấu câu

Công dụng

Dấu chấm

Kết thúc câu tường thuật

Dấu chấm hỏi

Đặt cuối câu nghi vấn

Dấu chấm than

Đặt cuối câu cầu khiến và câu cảm thán

Dấu phẩy

Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận câu. Cụ thể:

- giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ

- giữa các từ ngữ có cùng chức vụ ngữ pháp

- giữa một từ ngữ với các bộ phận chú thích của nó

- giữa các vế của câu ghép

Dấu chấm lửng

Dùng để:

- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết

- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước châm biếm.

Dấu chấm phẩy

Dùng để:

- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép

- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Dấu gạch ngang

- để chú thích, giải thích

- đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê

- nối các từ trong một liên danh

- nối các tiếng trong từ mượn gồm nhiều tiếng

- nối các từ nằm trong một liên danh

Dấu ngoặc đơn

Đánh dấu:

- phần giải thích

- phần thuyết minh

- phần bổ sung thêm

Hai dấu chấm

Dùng để:

- báo trước phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó

- báo trước lời dẫn trực tiếp hay đối thoại

Dấu ngoặc kép

- Đánh dấu từ ngữ, câu đoạn dẫn trực tiếp

- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai

- Đánh dấu tờ báo, tác phẩm, tập san,… được dẫn.

 

II. Các lỗi thường gặp về dấu câu

1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc  

Câu hỏi (trang 151 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Thiếu dấu ngắt câu sau từ “xúc động”.

- Điền dấu chấm, viết hoa chữ “t”.

2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc  

Câu hỏi (trang 151 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Dùng dấu chấm như vậy là sai vì chưa hết câu .

- Sửa: dùng dấu phẩy thay cho dấu chấm, không viết hoa chữ “Ông”.

3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết  

Câu hỏi (trang 151 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Thiếu dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận đồng chức.

- Sửa: Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này.

4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu 

Câu hỏi (trang 151 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Câu 1 dùng dấu hỏi là sai vì đây không phải là câu hỏi.

- Câu 2 dùng dấu chấm là sai vì câu này là câu hỏi.

Sửa:

Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu. Anh có thể cho tôi một lời khuyên được không?

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 152 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Điền theo trình tự sau:

(;), (.), (.), (,), (:), (-), (!), (!) , (!), (!), (,), (,), (.), (,), (.), (,), (,), (,), (.), (,), (:), (-), (?), (?), (?), (!).

Câu 2 (trang 152 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a, Sao mãi giờ mới về? Mẹ ở nhà chờ mãi. Mẹ dặn là anh phải làm xong bài tập trong chiều nay.

b, Từ xưa trong cuộc sống lao động và sản xuất, nhân dân ta có truyền thống yêu thương nhau giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy có câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

c, Mặc dù đã qua bao nhiêu tháng, nhưng tôi vẫn không quên được những kỷ niệm êm đềm thời học sinh.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Ôn luyện về dấu câu :

Bài ôn luyện này nhằm giúp học sinh tránh được các lỗi sau:

+ Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc;

+ Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc;

+ Thiếu dấu thích hợp để ngắt các bộ phận của câu khi cần thiết;

+ Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Thuyết minh về một thể loại văn học

Muốn làm thằng Cuội

Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt

Trả bài tập làm văn số 3

Hai chữ nước nhà

1 482 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: